Thư viện ảnh
Hinh anh cau duong tu an son
Số lượt truy cập :
Visitor
Go
TP. HCM sẽ có thêm một đường hầm và 34 cầu mới
Khởi công nâng cấp Quốc lộ 217 qua tỉnh Thanh Hóa
Khánh thành cầu Tam Bạc mới
Khởi công dự án 2004 tỷ đồng mở rộng QL1A
Cao tốc chạy nước rút để kịp thông xe
Động thổ dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội - TP. HCM
Nghệ An: Động thổ DA nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 535
Khánh thành cầu Chợ Gạo gỡ "nút thắt" cả giao thông thủy lẫn bộ
Những cây cầu độc đáo ở Đà Nẵng
Khởi công dự án mở rộng QL1A hơn 3.500 tỷ đồng
Nhật Bản cho Việt Nam vay 2,16 tỷ USD để thực hiện 12 dự án
Đà Nẵng khánh thành hai công trình kỷ lục thế giới
Tin tức
TP.Hồ Chí Minh: Tĩnh không cầu thấp, “tắc” giao thông thủy
14/09/2011 14:44 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Với hệ thống sông ngòi chằng chịt bao quanh, TP.HCM có tiềm năng lớn trong việc phát triển giao thông thủy. Tuy nhiên, một cản trở lớn đối với các tàu bè trong việc lưu thông vận chuyển hàng hóa trên địa bàn TP.HCM là tĩnh không của hàng trăm cây cầu bắc qua sông quá thấp.

Sà lan “kẹt” dưới chân cầu Bình Lợi mỗi khi triều cường dâng cao

“Kẹt” vì cầu thấp

Theo thống kê của Sở GTVT TP.HCM, hiện nay TP có 112 tuyến sông, kênh, rạch, 574km đường thủy nội địa địa phương... Với tổng chiều dài gần 1.000km và có khoảng gần 240 cây cầu các loại bắc qua hệ thống sông rạch. Trong đó có khoảng 200 cây cầu có tĩnh không thấp hơn 3m, cùng với việc thủy triều lên xuống thất thường đã làm nhiều ghe tàu, sà lan mắc “kẹt”.

Điển hình nhất là cầu Bình Lợi, nhiều năm nay cây cầu huyết mạch đóng vai trò quan trọng ở cửa ngõ TP.HCM chắn ngang sông Sài Gòn với độ tĩnh không chỉ 1,8m là nơi thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Vừa qua để đối phó với tình trạng ùn tắc trên sông, Sở GTVT TP.HCM đã kiến nghị Bộ GTVT sớm triển khai xây dựng đoạn đường sắt trên cao vượt sông Sài Gòn (đoạn qua Bình Triệu - Hòa Hưng) nhằm đảm bảo an toàn đường thủy; Cục Đường thủy nội địa sớm phối hợp với Cục Đường sắt triển khai điều tiết giao thông thủy tại cầu đường sắt Bình Lợi, phối hợp cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu phương án neo đậu phương tiện thủy trên sông Sài Gòn trong quá trình chờ qua cầu Bình Lợi.

Không chỉ đối với những cây cầu cũ, những năm qua một số dự án xây cầu mới cũng chưa chú trọng đến độ tĩnh không của cầu khiến nhiều cây cầu vẫn thấp gây cản trở giao thông thủy như, cầu Tư Dinh, Đa Khoa, Rạch Đĩa 1, Phước Lộc, Rạch Tôm, tĩnh không thông thuyền vẫn rơi vào tình trạng thấp (0,8-2m). Chính hàng loạt cây cầu có tĩnh không thấp đã tạo ra sự cắt khúc mạng lưới giao thông thủy, khi các phương tiện muốn tham gia giao thông phải đợi con nước rút mới giảm lưu thông vì sợ bị kẹt và tai nạn do va đập vào cầu.

Tiềm năng lớn chưa được khai thác

Ông Phan Phùng Sanh - Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TP.HCM cho biết: Hệ thống sông ngòi chằng chịt trong nội thành TP.HCM ngoài chức năng tiêu thoát nước giải quyết phần nào đó tình trạng ngập úng khi mùa mưa, nhưng do việc xây cầu thấp là nguyên nhân chính khiến giao thông thủy không thể phát triển.

Năm 2009, UBND TP.HCM đã yêu cầu các địa phương liên quan cùng các sở, ngành nghiên cứu tổ chức khai thác du lịch trên tuyến kênh này, thế nhưng yêu cầu này dường như là một thách đố đối với các địa phương, bởi bắc qua kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè có đến hơn 10 cây cầu được xây dựng 2002-2003 có tĩnh không thấp từ 0,5-1m, mỗi khi thủy triều lên, sà lan cũng không qua được, huống gì thuyền du lịch.

Được biết, đối với các tuyến sông chính đi về các tỉnh hiện nay chỉ có tuyến kênh Đôi và kênh Tẻ, ghe tàu lưu thông tương đối thông thoáng. Còn lại một số tuyến sông rạch từ TP.HCM đi về hướng tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh tuy có luồng sông rộng và sâu thuận tiện cho tàu thuyền tải trọng lớn lưu thông, nhưng đều vướng một số cây cầu thấp. Do đó, trên những tuyến này hiện nay chủ yếu là ghe tàu nhỏ lưu thông vận chuyển hàng hóa.

Phó Chủ tịch Hội Cầu đường, cảng TP.HCM Hà Ngọc Trường cho biết: Hầu hết các cây cầu ở TP.HCM đều xây dựng từ lâu, chưa tính toán đến độ tĩnh không. Còn hiện nay việc xây dựng một cây cầu mới đảm bảo các phương tiện thủy loại trung bình có thể lưu thông qua thì mố cầu phải cao, dẫn đến chiều dài cầu dài ra, kéo theo kinh phí trong việc xây dựng các cây cầu mới này sẽ rất cao, vì nguồn kinh phí đền bù GPMB là lớn.

www.giaothongvantai.com

Các tin đã đăng:
© 2009 -2024An Sơn JSC. Địa chỉ: Số 460, Đường Lê Văn Việt, Khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. E-Mail: congtycpanson@gmail.com
Powered by Sacomtec Corp.bản đồ bằng gỗ 3d