Thư viện ảnh
Hinh anh cau duong tu an son
Số lượt truy cập :
Visitor
Go
TP. HCM sẽ có thêm một đường hầm và 34 cầu mới
Khởi công nâng cấp Quốc lộ 217 qua tỉnh Thanh Hóa
Khánh thành cầu Tam Bạc mới
Khởi công dự án 2004 tỷ đồng mở rộng QL1A
Cao tốc chạy nước rút để kịp thông xe
Động thổ dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội - TP. HCM
Nghệ An: Động thổ DA nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 535
Khánh thành cầu Chợ Gạo gỡ "nút thắt" cả giao thông thủy lẫn bộ
Những cây cầu độc đáo ở Đà Nẵng
Khởi công dự án mở rộng QL1A hơn 3.500 tỷ đồng
Nhật Bản cho Việt Nam vay 2,16 tỷ USD để thực hiện 12 dự án
Đà Nẵng khánh thành hai công trình kỷ lục thế giới
Dự án
Thay đường sắt cao tốc bằng đường sắt tốc độ cao?
18/03/2013 08:09 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Sẽ không có đường sắt cao tốc Bắc – Nam như kế hoạch trước đây. Thay vào đó, bên cạnh tuyến đường sắt thống nhất hiện hữu sẽ có thêm một tuyến đường sắt tốc độ cao được xây mới hoàn toàn với khổ 1.435mm, điện khí hoá, tốc độ chạy tàu 160 – 200km/g.

Đó là quan điểm của bộ trưởng bộ Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng khi “chốt” lại cuộc họp thông qua “Báo cáo cuối kỳ về nghiên cứu lập dự án đường sắt tốc độ cao các đoạn Hà Nội – Vinh và TP.HCM – Nha Trang” do cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, được tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua.

Cải tạo = xây mới?

Sau hơn một năm nghiên cứu, khảo sát thực tế, các chuyên gia tư vấn của JICA đã khẳng định, đến năm 2030, lượng hành khách trên hành lang vận tải Bắc – Nam sẽ tăng khoảng 3 lần và lượng hàng hoá tăng 2,7 lần. Vì thế, nếu cứ “chạy” theo hướng cải tạo đường sắt đơn hiện tại, vận tải đường sắt sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu. Theo các chuyên gia của JICA, xét về góc độ kỹ thuật, với khổ đường sắt đơn 1m và 1,067m như hiện có, ngay cả khi tiến hành mở rộng bán kính đường cong lên 2.000m ở 1.500 vị trí và bố trí đường ngang khác mức ở hơn 2.000 vị trí, thì phương án đẩy tốc độ chạy tàu lên 200km/giờ là không khả thi.

Theo các chuyên gia của JICA, xét về góc độ kỹ thuật, với khổ đường sắt đơn 1m và 1,067m như Việt Nam hiện có, việc tăng tốc độ của tàu lên 200km/h là không khả thi.
Ảnh: Nguyễn Văn

Tính toán của JICA cho thấy, do phải đổi mới toàn diện hệ thống công trình điện, tín hiệu, đầu máy – toa xe, nên để chạy tàu tốc độ 200km/g trên nền đường sắt cũ thì mức đầu tư sẽ vào khoảng 40 tỉ USD. “Đây là chi phí gần như ngang với chi phí cho việc xây dựng một tuyến đường sắt mới có tốc độ chạy tàu tương đương”, các chuyên gia của JICA ước tính.

Liên quan tới những nghiên cứu của JICA, bộ trưởng Đinh La Thăng đã đồng ý giao tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức nghiệm thu báo cáo, trên cơ sở đó, JICA công bố độc lập về báo cáo này, đồng thời giao các cơ quan tham mưu, tổng công ty Đường sắt Việt Nam nghiên cứu dự án và dự kiến phân kỳ đầu tư.

Đối với tuyến đường sắt hiện có, lãnh đạo bộ GTVT đồng ý sẽ giữ nguyên như hiện tại và cải tạo, nâng cấp ở mức đưa tốc độ bình quân chạy tàu lên khoảng 90km/giờ đối với tàu khách và 60km/g đối với tàu hàng. Có thể thấy, về cơ bản, quan điểm này của bộ GTVT khá trùng khớp với hai phương án (A1 và A2) – tận dụng khổ đường sắt đơn 1m do tư vấn JICA đề xuất.

Hai đoạn cao tốc

Đối với kịch bản xây dựng hai tuyến đường sắt cao tốc ưu tiên là Hà Nội – Vinh (dài 280km) và TP.HCM – Nha Trang (dài 360km), đoàn nghiên cứu của JICA cho rằng hai tuyến này sẽ khả thi về kinh tế vào khoảng năm 2030, với tỷ suất nội hoàn kinh tế (EIRR) đạt 12%. Tổng chi phí đầu tư của hai tuyến đường ưu tiên này là 21,4 tỉ USD, bằng 6,3% GDP của Việt Nam vào năm 2030. Trong đó, các chuyên gia từ JICA đề xuất xây dựng trước hai đoạn tuyến chạy thử là Ngọc Hồi – Phủ Lý (khoảng 45km) và Thủ Thiêm – Long Thành (khoảng 36km) với tốc độ chạy tàu 320km/g. Kinh phí để làm hai đoạn chạy thử vào khoảng 3,2 tỉ USD.

Liên quan đến cải tạo đường sắt hiện có, tính toán của JICA cho thấy để nâng cao năng lực vận tải cho đường sắt đơn, đảm bảo chạy tàu khách 90km/g và 60km/g với tàu hàng, để bảo đảm hoạt động của 25 đôi tàu mỗi ngày trên tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM và rút ngắn thời gian chạy tàu giữa hai thành phố này xuống còn 25,4 giờ (với tàu nhanh nhất) thì tổng nhu cầu kinh phí sẽ vào khoảng 1,8 tỉ USD. Trong đó tập trung cho hệ thống thông tin tín hiệu (608 triệu USD), đầu máy toa xe (341 triệu USD); cải tạo hướng tuyến đèo Khe Nét, đèo Hải Vân (229 triệu USD)...

“Mặc dù tuyến đường sắt Bắc Nam qua hơn 100 năm khai thác đã xuống cấp và lạc hậu nhưng trong điều kiện đất nước còn nghèo, không thể “vứt chiếc áo rách” trong khi nhu cầu mặc là thường nhật”, bộ trưởng Thăng bày tỏ sự đồng thuận với phương án cải tạo, nâng cấp đường sắt hiện có.

Để triển khai nhanh tuyến đường sắt Bắc – Nam, bộ GTVT sẽ thành lập Ban chỉ đạo do thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông làm trưởng ban để triển khai thực hiện chiến lược phát triển GTVT Việt Nam, trong đó có quy hoạch phát triển đường sắt mới được phê duyệt; bộ GTVT sẽ làm báo cáo trên kết quả nghiên cứu của dự án đường sắt này, để báo cáo Chính phủ về đề xuất xây dựng tuyến đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao khổ 1.453mm, tốc độ chạy tàu 160 – 200km/g và để Chính phủ báo cáo Quốc hội.

SGTT.VN

Các tin đã đăng:
© 2009 -2024An Sơn JSC. Địa chỉ: Số 460, Đường Lê Văn Việt, Khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. E-Mail: congtycpanson@gmail.com
Powered by Sacomtec Corp.bản đồ bằng gỗ 3d