Thư viện ảnh
Hinh anh cau duong tu an son
Số lượt truy cập :
Visitor
Go
TP. HCM sẽ có thêm một đường hầm và 34 cầu mới
Khởi công nâng cấp Quốc lộ 217 qua tỉnh Thanh Hóa
Khánh thành cầu Tam Bạc mới
Khởi công dự án 2004 tỷ đồng mở rộng QL1A
Cao tốc chạy nước rút để kịp thông xe
Động thổ dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội - TP. HCM
Nghệ An: Động thổ DA nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 535
Khánh thành cầu Chợ Gạo gỡ "nút thắt" cả giao thông thủy lẫn bộ
Những cây cầu độc đáo ở Đà Nẵng
Khởi công dự án mở rộng QL1A hơn 3.500 tỷ đồng
Nhật Bản cho Việt Nam vay 2,16 tỷ USD để thực hiện 12 dự án
Đà Nẵng khánh thành hai công trình kỷ lục thế giới
Dự án
TP. HCM thay đổi phương án xây cầu vượt lắp ghép
29/05/2012 07:54 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Sở Giao thông Vận tải TP HCM đề xuất xây cầu vượt vĩnh cửu tại ngã tư Thủ Đức vì đánh giá phương án này hiệu quả cao, hợp quy hoạch hơn cầu vượt lắp ghép.

Trước đó, UBND TP HCM yêu cầu Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các cơ quan chức năng để khởi công 2 cầu vượt nhẹ tại Hàng Xanh và ngã tư Thủ Đức vào tháng 6. Đây là 2 nút giao thông có mật độ cao và thường xuyên ùn tắc.

Quá trình nghiên cứu thực hiện chỉ đạo trên ở nút giao thông Thủ Đức, Sở Giao thông đã đề xuất 3 phương án. Thứ nhất là xây dựng cầu vượt theo hướng Võ Văn Ngân - Lê Văn Việt, mặt cắt ngang 9 m gồm 2 làn xe ôtô và 2 làn xe máy, với tải trọng dành cho các loại xe buýt, xe con và xe máy. Thứ hai là sẽ xây hầm vượt 8 làn xe dọc xa lộ Hà Nội và phương án thứ ba xây dựng cầu vượt vĩnh cửu theo hướng Xa lộ Hà Nội rộng 16 m gồm 4 làn xe ôtô, sau này có thể mở rộng thêm 4 làn xe bên cạnh.


Ngã tư Thủ Đức thường xuyên bị ùn tắc vào giờ cao điểm, Sở Giao thông vận tải TP HCM hy vọng cầu vượt vĩnh cửu sẽ giảm tải được tình trạng ùn tắc tại khu vực này.

Theo phân tích hiệu quả kinh tế và khai thác công trình giữa các phương án, Sở Giao thông cho rằng phương án thứ nhất dù cần số vốn ít hơn (100-130 tỷ đồng) nhưng chỉ giải quyết được 16% lưu lượng giao thông qua nút. Mặt bằng thi công rất chật hẹp, đường gom 2 bên cầu chỉ còn 5-6 m, tổ chức giao thông trong quá trình thi công và khai thác sau này khó khăn. Về tương lai khi thi công hoàn chỉnh nút giao thông Ngã tư Thủ Đức phải tháo dỡ cầu.

Còn phương án hai việc thực hiện hầm 8 làn xe không phân kỳ đầu tư được. Thời gian thi công dài khoảng 37 tháng sau khi có đủ mặt bằng xa lộ Hà Nội theo quy hoạch 113,5 m (theo báo cáo của Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố). Hiện nay chưa thể khởi công ngay được do chưa có mặt bằng. Tổng mức đầu tư của phương án hầm 8 làn xe lớn hơn (khoảng 720 tỷ đồng).

Vì vậy, Sở Giao thông kiến nghị UBND cho phép xây dựng cầu vượt theo phương án 3 vì sẽ giải quyết được 75% lưu lượng giao thông qua nút. Mặt bằng xa lộ Hà Nội hiện tại đủ để thực hiện, đảm bảo giao thông và mặt bằng công trường. Công trình có thể làm ngay, thời gian thi công ngắn nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông. Trong tương lai có thể thực hiện tiếp giai đoạn 2 là xây dựng một cầu vượt 4 làn xe bên cạnh để đảm bảo 8 làn ôtô dọc theo xa lộ Hà Nội, đủ khả năng khai thác theo đúng quy hoạch tuyến đường này. Tổng số vốn cho cả 2 giai đoạn là 550 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do là cầu vĩnh cửu và phải đảm bảo yêu cầu cao về kỹ thuật, mỹ thuật nên tiến độ thực hiện sẽ dài hơn so với cầu vượt tại nút giao Hàng Xanh nên Sở Giao thông đề xuất dự kiến khởi công giữa tháng 6 và hoàn thành trước Tết âm lịch 2013.
Nguồn: VnExpress

Các tin đã đăng:
© 2009 -2025An Sơn JSC. Địa chỉ: Số 460, Đường Lê Văn Việt, Khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. E-Mail: congtycpanson@gmail.com
Powered by Sacomtec Corp.bản đồ bằng gỗ 3d