Con số này được Thứ trưởng
Trương Tấn Viên đưa ra tại buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Hoàng Trung
Hải và Bộ GTVT về Kế hoạch đầu tư KCHT giao thông năm 2012 và 5 năm 2011
– 2015.
Nâng năng lực hạ tầng, tập trung giảm ùn tắc trên các tuyến huyết mạch
Mục tiêu lớn được Bộ GTVT đặt ra giai
đoạn từ nay đến năm 2015 là đạt được bước đột phá mạnh mẽ, nâng cao một
cách rõ nét năng lực thông qua của cả hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT mà
trọng tâm là hoàn thành xây dựng các công trình lớn, có tính xương sống
của chiến lược phát triển; tập trung vào mục tiêu giải quyết tình trạng
ùn tắc giao thông trên các tuyến huyết mạch, giao thông đô thị, tình
trạng quá tải tại các cảng hàng không, cảng biển lớn.
Buổi làm việc với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sáng nay 24-12
|
Theo đó, về đường bộ, sẽ đẩy nhanh tốc độ đưa vào cấp hệ thống quốc
lộ, đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến cao tốc Bắc – Nam, các tuyến cao
tốc tại các vùng kinh tế trọng điểm, các tuyến đến cửa khẩu quốc tế, các
cảng biển cửa ngõ, càng hàng không quốc tế đáp ứng nhu cầu phát triển
và giải quyết ùn tắc giao thông; Hoàn thành mở rộng các đoạn có lưu
lượng giao thông lớn nhằm nâng cao năng lực lưu thông trên QL1.
Về đường sắt, tiếp tục khôi phục nâng
cấp các tuyến đường sắt hiện có Riêng tuyến đường sắt thống nhất đến năm
2020 phấn đấu đạt tốc độ 120km/h; Chuẩn bị khởi công một số đoạn cao
tốc trên tuyến đường sắt Bắc – Nam, các tuyến đường sắt thuộc 2 hành
lang 1 vành đai, đường sắt xuyên Á...; Hoàn thành nâng cấp kết hợp xây
dựng tuyến Yên Viên – Lim – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân, tuyến Yên Viên –
Lào Cai, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, Bến Thành – Suối
Tiên; Khởi công mới Đường sắt đô thị Ngọc Hồi – Yên Viên, Nhổn – Ga Hà
Nội, Deawoo – Láng – Hòa Lạc, Nam Thăng Long – Thượng Đình, Bến Thành –
Tham Lương.
Bộ trưởng ĐInh La Thăng nhấn mạnh: Trong năm 2012,
sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình
Đối với đường thủy nội địa, sẽ tiếp tục
cải tạo, nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa chính, chú trọng các
tuyến tại đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, nâng cấp các tuyến vận tải
ven biển, các cửa Lạch Giang, Sông Đáy, Cửa Tiểu, sông Soài Rạp… Hoàn
thành nâng cấp tuyến Kênh Chợ Gạo, tuyến TP.HCM- Bến Lức – sông Vàm Cỏ -
sông Tiền – sông Hậu – Tri Tôn – Vàm Rầy; tuyến sông Tiền, tuyến sông
Hậu – Kênh Bạc Liêu – Cà Mau – Giá Rai, tuyến Việt Trì – sông Đuống –
Kinh Thầy – sông Hàn – sông Cấm – tuyến cửa Đuống – ngã 3 Mom Rô – sông
Ninh Cơ – cửa Lạch Giang.
Về hàng hải, sẽ tiếp tục đầu tư đồng bộ,
hiện đại hệ thống cảng biển và luồng vào cảng. Từng bước xây dựng cảng
trung chuyển quốc tế Vân Phong, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Bà Rịa –
Vũng Tàu, hoàn thành cảng Cái Mép – Thị V
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Khó khăn lớn nhất là về con người
Biểu dương những nỗ lực của Bộ GTVT trong suốt 5 năm vừa qua, Phó
Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh trong thời gian tới, Bộ GTVT cần
phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước Phó Thủ tướng khẳng định: Khó khăn còn rất nhiều
trong đó, nguồn vốn chưa phải là khó nhất, thị trường chưa phải khó
nhất, giải quyết lỗ lãi cũng chưa phải là cái khó nhất mà chính là con
người. Muốn doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp ngành GTVT được đứng
trong hàng ngũ doanh nghiệp hàng đầu của khu vực và thế giới thì phải
nhắc tới con người. Tiến độ, chất lượng cũng là vấn đề con người.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu tại hội nghị
Thống nhất về chủ trương với định hướng phát triển của Bộ GTVT, Phó
Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT cần tập tập trung làm tốt công tác quy hoạch.
Đối với những kiến nghị của Bộ GTVT về cơ chế chính sách, Phó Thủ tướng
yêu cầu các Bộ, ngành liên quan phải nghiên cứu từ đó có những điều
chỉnh cho phù hợp. “Qua phân tích chất lượng tiến độ dự án phải đề xuất
ra được làm cái gì để nhanh hơn. Làm sao để không quá siết chặt cản trở
phát triển nhưng cũng không thành buông lỏng quản lý. Các Tập đoàn, Tổng
công ty phải hết sức sáng tạo, mạnh dạn đề xuất cơ chế chính sách” –
Phó Thủ tướng lưu ý. Đối với các dự án BOT, BT, PPP, Phó Thủ tướng yêu
cầu Bộ GTVT cứ triển khai, trong quá trình làm vướng đến đâu, kiến nghị
đến đấy, Chính phủ, Bộ, ngành sẽ chung tay giải quyết. Có thế mới nhanh
được – Phó Thủ tướng gợi ý.
|
Cuối cùng, về hàng không, sẽ tiếp tục
đầu tư nâng cấp các cảng hàng không quốc tế và nội địa hiện có, phấn đấu
đưa công suất và năng lực khai thác của toàn mạng CHK lên gấp 2 lần vào
năm 2015. Cùng với đó, Bộ GTVT sẽ chuẩn bị thủ tục để sớm khởi công CHK
quốc tế Long Thành; đầu tư xây dựng và trang bị hệ thống các công trình
chuyên ngành quản lý bay hiện đại, đảm bảo tầm phủ của trang thiết bị
liên lạc, dẫn đường và giám sát trong toàn bộ vùng FIR của Việt Nam.
Cần “bệ đỡ” chính sách
Với mức vốn tối thiểu là 483.000 tỷ
đồng, Thứ trưởng Trương Tấn Viên khẳng định: 5 năm 2011 – 2015, Bộ GTVT
sẽ làm mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng khoảng 6.000 km đường (trong đó
khoảng 600km đường cao tốc), 44.600md cầu đường bộ, xây dựng mới 150km
đường sắt; xây dựng thêm 12,5km cầu cảng biển đáp ứng năng lực thông qua
cảng vào năm 2015 hơn 500 triệu
Bộ trưởng Đinh La Thăng:
Tập trung mạnh vào chất lượng, tiến độ công trình
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh:
Trong năm 2012, Bộ GTVT sẽ tập trung mạnh vào việc đẩy nhanh tiến độ,
nâng cao chất lượng các công trình, dự án. Bộ trưởng cho biết sẽ quy rõ
trách nhiệm cá nhân đối với những công trình làm chậm, chất lượng kém.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng cho biết, trong thời gian tới, về đầu
tư sân bay, chỉ tập trung vào Nội Bài Long Thành và. Về đường sắt cần
tập trung và có giải pháp đột phá. Bộ trưởng cũng cho rằng trông vào
đường sắt cao tốc là không khả thi. Mục tiêu đặt ra chỉ là nâng tốc độ
chạy tàu lên 90km. “Nâng cao nữa thì phải dẹp hết đường ngang. Điều này
không khả thi” – Bộ trưởng nhấn mạnh. Bộ trưởng cũng khẳng định trước
mắt chưa thể làm ngay đường sắt khổ 1435 được. Về hàng hải, tập trung
Lạch Huyện và Cái Mép Thị Vải. Đối với đường cao tốc sẽ cố gắng hoàn
thành 700km đến 2015 và đến năm 2020 là 2000km. Đồng thời từ nay đến năm
2015, hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp QL1A với cơ chế đột phá về
nguồn vốn. Đề nghị cho phép phát hành Công trái giao thông và thu phí
lưu thông phương tiện cá nhân để tạo nguồn vốn gần 100 nghìn tỷ đồng để
thực hiện Dự án này.
|
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, Bộ
GTVT cần sự hỗ trợ lớn về chính sách, cụ thể là 5 nhóm chính sách liên
quan đến đầu tư xây dựng, huy động nguồn vốn, chính sách về tài chính,
đấu thầu và giải phóng mặt bằng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải
phát biểu chỉ đạoTheo đó, Bộ kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định
riêng về đầu tư theo hình thức Hợp đồng BT; Rà soát điều chỉnh Thông tư
03/2011/TT-BKHĐT bổ sung hướng dẫn cụ thể loại dự án phải sơ tuyển, bổ
sung điều kiện dự án cần thực hiện trong trường hợp khẩn cấp…
Sớm ban hành các Nghị định về chuyển
nhượng, bán hoặc cho thuê sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông có thời
hạn; Nghị định khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao
thông với những ưu đãi cụ thể, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài như miễn
thuế giá trị gia tăng các dự án hoàn thành; thưởng tiến độ các dự án,
hưởng chênh lợi nhuận nếu nhà đầu tư tiết kiệm chi phí xây dựng…; Nghiên
cứu ban hành chính sách khuyến khích đầu tư theo hình thức BT hoàn trả
bằng các dự án khác;
Thông qua Quỹ bảo trì đường bộ, Bộ GTVT
sẽ tiếp tục nghiên cứu mở rộng Quỹ bảo trì cho các lĩnh vực đường sắt,
đường sông, hàng hải, hàng không; nghiên cứu xây dựng Quỹ phát triển kết
cấu hạ tầng; Tạo gói kích cầu cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông
ngoài nguồn vốn phân bổ hàng năng cho Bộ GTVT thông qua phát hành công
trái GTVT; Thống nhất chủ trương với các nhà tài trợ về sử dụng vốn ODA
chủ yếu để tham gia vào các dự án lớn, coi đây là nguồn NSNN tham gia
theo hình thức PPP; Tăng vốn đầu tư hàng năm từ NSNN cho Bộ GTVT, tối
thiểu bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA, vốn để tham gia các dự án
đầu tư BOT…
Với nhóm chính sách về tài chính, Bộ
GTVT kiến nghị tăng mức giá vé thu phí hiện nay trên các quốc lộ; Ban
hành chính sách bảo lãnh doanh thu cho các dự án BOT, PPP, BTO; Nghiên
cứu bỏ quy định đầu tư ra ngoài ngành sản xuất chính của doanh nghiệp
không được lớn hơn 1 lần mức vốn điều lệ như hiện nay.
2 nhóm chính sách về đấu thầu và GPMB,
Bộ GTVT kiến nghị cần sớm ban hành hồ sơ mẫu đấu thầu nhà đầu tư; Bổ
sung sửa đổi Nghị định 85 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu theo hướng
cho phép người có thẩm quyền quyết định đầu tư được quyết định chỉ định
thầu khi việc chỉ định thầu làm tăng hiệu quả dự án, chỉ định thầu liên
quan đến GPMB… Riêng công tác GPMB, Bộ GTVT cũng kiến nghị Bộ TN&MT
chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương khẩn trương
thành lập các Trung tâm phát triển quỹ đất nhằm tạo quỹ đất, kinh phí
xây dựng khu tái định cư.
Một số chỉ tiêu chính trong năm 2012
Vận tải: phấn đấu vận chuyển hàng hóa tăng trưởng 8%, vận chuyển hành khách tăng 9% so với năm 2011, hàng thông qua cảng biển tăng 12%.
Công nghiệp GTVT:
Công nghiệp ô tô phấn đấu tăng trưởng 5% về doanh thu. Công nghiệp tàu
thủy cố gắng giữ vững thị trường truyền thống trong nước và nước ngoài,
mở rộng tìm kiếm thị trường mới; chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh
doanh, tập trung nguồn lực hoàn thành các hợp đồng đóng mới tàu biển
đang triển khai đúng tiến độ ký kết.
Đầu tư xây dựng cơ bản:
Phấn đấu giải ngân hoàn thành tất cả các nguồn vốn được giao. Hoàn
thành làm mới, nâng cấp, cải tạo 1.000km đường bộ, 15.000m cầu đường bộ,
230km rào chắn ATGT đường sắt, đường CHC35R CHK Đà Nẵng và hệ thống
đường lăn CHK QT Nội Bài; 232m cảng biển và 1930m đê biển.
Bảo đảm ATGT, khắc phục UTGT: Kiềm chế TNGT trên cả
3 tiêu chí, giảm từ 5 – 10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do
TNGT so với năm 2011. Lấy năm 2012 là năm “Thiết lập kỷ cương TTATGT
trong phạm vi cả nước và chống UTGT ở các thành phố lớn".
|
Nguồn: Giaothongvantai.com.vn