Thư viện ảnh
Hinh anh cau duong tu an son
Số lượt truy cập :
Visitor
Go
TP. HCM sẽ có thêm một đường hầm và 34 cầu mới
Khởi công nâng cấp Quốc lộ 217 qua tỉnh Thanh Hóa
Khánh thành cầu Tam Bạc mới
Khởi công dự án 2004 tỷ đồng mở rộng QL1A
Cao tốc chạy nước rút để kịp thông xe
Động thổ dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội - TP. HCM
Nghệ An: Động thổ DA nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 535
Khánh thành cầu Chợ Gạo gỡ "nút thắt" cả giao thông thủy lẫn bộ
Những cây cầu độc đáo ở Đà Nẵng
Khởi công dự án mở rộng QL1A hơn 3.500 tỷ đồng
Nhật Bản cho Việt Nam vay 2,16 tỷ USD để thực hiện 12 dự án
Đà Nẵng khánh thành hai công trình kỷ lục thế giới
Tin tức
Khẩn trương hoàn thiện các công trình đê bao
30/06/2011 08:37 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Ngày 29-6, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã đi kiểm tra dự án cải tạo kênh Ba Bò (quận Thủ Đức), công trình bờ hữu sông Sài Gòn và một số tuyến đê bao trên địa bàn TP.

Công trình chậm do vướng mặt bằng

Báo cáo nhanh với Chủ tịch Lê Hoàng Quân tại công trình dự án kênh Ba Bò, đại diện Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP cho biết: Kênh Ba Bò dài 1.700m nằm trên địa bàn TPHCM và tỉnh Bình Dương. Mỗi ngày kênh Ba Bò tiếp nhận 8.600m³ nước thải từ các doanh nghiệp ở các KCN. Toàn bộ nước thải gây ô nhiễm tràn xuống dòng kênh, chảy từ địa phận tỉnh Bình Dương đổ về TPHCM từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của gần 10.000 hộ dân sống quanh khu vực này bởi tình trạng ngập úng, ô nhiễm.
 
Đến thời điểm này, đã gần 3 năm (17-10-2008), Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM đã tiến hành nạo vét hồ điều tiết kênh Ba Bò thuộc địa bàn giáp ranh giữa phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức (TPHCM) và xã Bình Hòa (Thuận An, tỉnh Bình Dương). Hồ điều tiết nước được nạo vét bùn để mở rộng khả năng chứa nước từ hơn 9.000m³ lên 60.000m3, sau đó sẽ tiếp tục nạo vét để hồ đạt dung lượng chứa 220.000 - 250.000m³. Công trình dự kiến hoàn thành ngày 25-12-2008, là một trong những hạng mục thuộc dự án cải tạo kênh Ba Bò.

Tuy nhiên dự án này vẫn đang ì ạch trong quá trình thi công hoàn thiện để đưa dự án vào khai thác vì vướng giải tỏa.

Ông Nguyễn Ngọc Công, Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước, cho biết: Hiện dự án chưa thể thi công hoàn thiện vì mặt bằng được bàn giao theo kiểu “da beo”. Tuyến kênh thoát nước chính còn 3 hộ chưa chịu bàn giao mặt bằng nằm ngay giữa lòng kênh nên không thể nạo vét và kè taluy. Riêng hồ điều tiết còn vướng 10 hộ chưa chịu bàn giao mặt bằng nên không thể tiếp tục nạo vét hoặc hoàn thiện một số hạng mục công trình còn lại được.
 
Sau khi nghe báo cáo và đi thị sát toàn bộ dự án, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân chỉ đạo: Quận Thủ Đức khẩn trương bàn giao mặt bằng trước tháng 9. Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước tập trung mọi nguồn lực để dự án hoàn thành vào năm 2012.

Riêng về hồ điều tiết phải đảm bảo chất lượng sau khi đưa vào vận hành không chỉ để chứa nước mà nước từ hồ này phải xử lý để tưới cây trong các công viên. Hai bên đường của tuyến kênh Ba Bò, quận tính toán trồng cây xanh và xây tường rào nhằm bảo vệ hành lang tuyến kênh.

Ngoại thành tạo vành đai xanh

Chạy dọc tuyến bờ bao công trình thủy lợi bờ hữu sông Sài Gòn (dự án bờ hữu ven sông Sài Gòn) kéo dài từ rạch Vàm Thuật (quận 12) đến Tỉnh lộ 8 (huyện Củ Chi - TPHCM) toàn tuyến đê bao này cơ bản đã hoàn thành. Tuy nhiên, còn một vài đoạn vẫn chưa được thông suốt do vướng mặt bằng thi công.

Bờ bao, cống xả, cầu Ba Thôn tại quận 12 (thuộc Dự án công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn).

Ông Lê Thanh Liêm, Giám đốc Sở NN-PTNT báo cáo với Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân sau khi dự án hoàn thành sẽ bảo vệ các quận 12, Gò Vấp, huyện Hóc Môn, Củ Chi khỏi ảnh hưởng của triều cường. “Mặc dù hiện nay dự án chưa hoàn tất nhưng đã phát huy tác dụng rõ rệt. Đến nay, nhiều hạng mục hoàn thành đã giúp một số khu vực ở quận 12, huyện Hóc Môn thoát khỏi cảnh ngập sâu. Công trình còn có tác dụng ngăn lũ, triều cường, mặn từ phía Nam của sông xâm nhập vào đất liền, giúp phát triển vùng đất nông nghiệp rộng 3.560ha ở quận Gò Vấp, quận 12 và huyện Hóc Môn của TPHCM” - ông Liêm nói.
 
Dự án trên gồm 2 tiểu dự án: Nam Rạch Tra và Bắc Rạch Tra do Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở NN-PTNT TPHCM làm chủ đầu tư. Tiểu dự án Nam Rạch Tra bắt đầu từ rạch Vàm Thuật, quận 12 kéo dài đến Tỉnh lộ 8 huyện Củ Chi có tổng mức đầu tư trên 454 tỷ đồng, gồm 51% vốn của Bộ NN-PTNT và 49% vốn của TPHCM. Trong vốn của Bộ NN-PTNT có 182 tỷ đồng tiền vay của Cơ quan phát triển Pháp - AFD (đây là tổng mức đầu tư ban đầu qua nhiều lần điều chỉnh và tính trượt giá nay đã tăng).

Hiện nay, tiểu dự án Nam Rạch Tra đã thực hiện trên 90% khối lượng công việc, trong đó có 200/206 cống điều tiết nước đã xây dựng xong, 56,7/64,8km đường đê bao dọc sông Sài Gòn cũng đã cơ bản hoàn thành. Riêng tuyến đê bao ven sông Sài Gòn dài 7km từ cầu Bình Phước đến cầu Rạch Quản đã thực sự có tác dụng ngăn lũ và triều cường từ 2 năm nay. Người dân và chính quyền phường Thạnh Lộc quận 12 đã vui mừng vì không còn sợ bị ngập nước như trước đây và có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển thương mại, dịch vụ.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cho biết, tiểu dự án Nam Rạch Tra hoàn thành sẽ tạo thuận lợi cho tiểu dự án Bắc Rạch Tra nối tiếp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nhằm góp phần thay đổi bộ mặt của một vùng đất nông nghiệp ngoại thành sau nhiều năm không phát triển và luôn bị ngập nước, bị nhiễm mặn và bị ô nhiễm môi trường.
 
Kết thúc đợt kiểm tra, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân chỉ đạo quận 12 và huyện Hóc Môn phải xử lý sao cho  dòng chảy được thông thoáng. Các chủ đầu tư các công trình đê bao nghiên cứu đóng cừ Upcv nhằm bảo vệ các tuyến đê đã đắp. Riêng huyện Hóc Môn tập trung quản lý dọc hai bên tuyến bờ hữu sông Sài Gòn, phát triển mảng xanh, xây dựng phát triển vườn cây ăn trái, tuyệt đối không phát triển công nghiệp trên địa bàn.

SGGP

Các tin đã đăng:
© 2009 -2024An Sơn JSC. Địa chỉ: Số 460, Đường Lê Văn Việt, Khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. E-Mail: congtycpanson@gmail.com
Powered by Sacomtec Corp.bản đồ bằng gỗ 3d