Thư viện ảnh
Hinh anh cau duong tu an son
Số lượt truy cập :
Visitor
Go
TP. HCM sẽ có thêm một đường hầm và 34 cầu mới
Khởi công nâng cấp Quốc lộ 217 qua tỉnh Thanh Hóa
Khánh thành cầu Tam Bạc mới
Khởi công dự án 2004 tỷ đồng mở rộng QL1A
Cao tốc chạy nước rút để kịp thông xe
Động thổ dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội - TP. HCM
Nghệ An: Động thổ DA nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 535
Khánh thành cầu Chợ Gạo gỡ "nút thắt" cả giao thông thủy lẫn bộ
Những cây cầu độc đáo ở Đà Nẵng
Khởi công dự án mở rộng QL1A hơn 3.500 tỷ đồng
Nhật Bản cho Việt Nam vay 2,16 tỷ USD để thực hiện 12 dự án
Đà Nẵng khánh thành hai công trình kỷ lục thế giới
Thông tin đấu thầu
Hướng dẫn lập hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu tư vấn theo Thông tư số 09/2011/TT- BKHĐT
28/09/2011 07:47 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

       Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 09/2011/TT- BKHĐT Quy định chi tiết lập Hồ sơ yêu cầu (HSYC) chỉ định thầu tư vấn (ngày 07/09). Thông tư nhằm hướng dẫn chủ đầu tư, bên mời thầu trong quá trình triển khai các gói thầu tư vấn áp dụng hình thức chỉ định thầu, đảm bảo yêu cầu mẫu hóa các tài liệu đấu thầu nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng công tác đấu thầu nói chung.


Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
      Phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 09/2011/TT- BKHĐT là các gói thầu tư vấn có giá không quá 500 triệu đồng được quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Đấu thầu,  khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, khoản 1 và khoản 2 Điều 40 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP  ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Đối tượng áp dụng là các tổ chức tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập HSYC chỉ định thầu đối với gói thầu tư vấn thuộc phạm vi điều chỉnh nêu trên khi áp dụng hình thức chỉ định thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn là tổ chức. 


Yêu cầu áp dụng
      Thông tư quy định những chữ in nghiêng là nội dung mang tính hướng dẫn, minh họa và sẽ được người sử dụng  cụ thể hóa căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu. Tuy nhiên, có một điểm khác so với các Mẫu hồ sơ mời thầu (HSMT), HSYC trước đây là đối với những chữ  in đứng Thông tư không quy định khi sửa đổi, bổ sung các nội dung thuộc phần chữ in đứng của Mẫu, chủ đầu tư phải giải trình bằng văn bản mà chỉ quy định khi sửa đổi, bổ sung các nội dung vừa nêu, chủ đấu tư phải đảm bảo không trái với các quy định của pháp luật về đấu thầu và chịu nhiệm trước pháp luật về những nội dung sửa đổi, bổ sung.   Nội dung cơ bản của mẫu HSYC chỉ định thầu tư vấn  Mẫu HSYC chỉ định thầu tư vấn ban hành kèm Thông tư số 09/2011/TT-BKHĐT gồm có phần chỉ dẫn đối với nhà thầu và yêu cầu về hợp đồng. Trong đó, Phần chỉ dẫn đối với nhà thầu bao gồm các yêu cầu về chỉ định thầu, tiêu chuẩn đánh giá (TCĐG) về mặt kỹ thuật của hồ sơ đề xuất (HSĐX), các biểu mẫu cần thiết và điều khoản tham chiếu, phần Hợp đồng bao gồm điều kiện hợp đồng và các mẫu hợp đồng cho các hình thức hợp đồng trọn gói, hoặc theo tỷ lệ %, hoặc theo thời gian và mẫu bảo lãnh tiền tạm ứng.  . Với mục tiêu giúp chủ đầu tư, bên mời thầu trong việc áp dụng mẫu HSYC chỉ định thầu tư vấn một cách linh hoạt, đối với các gói thầu quy mô lớn, tính chất phức tạp, Thông tư đã quy định chủ đầu tư có thể xem xét, quyết định tách Chương I (Yêu cầu về chỉ định thầu) thành 2 chương: Yêu cầu về thủ tục dự định thầu và Bảng dữ liệu đấu thầu, tách Chương V (Điều kiện của hợp đồng) thành 2 chương: Điều kiện chung của hợp đồng và Điều kiện cụ thể của hợp đồng.


Yêu cầu về thủ tục chỉ định thầu
        Chương 1 hướng dẫn nhà thầu những nội dưng cần thiết khi nhận HSYC và chuẩn bị và nộp HSĐX. Theo đó, các nội dung của HSĐX, đơn đề xuất chỉ định thầu, giá dự thầu, ngôn ngữ sử dụng, hiệu lực HSĐX, quy cách và chữ ký trong HSĐX, niêm phong và cách ghi trên tới đựng HSĐXT -thời hạn nộp HSĐX được hướng dẫn một cách cụ thể. Ngoài ra Tương tự các mẫu HSMT, HSYC  khác, chương I cũng quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, điều kiện đối với nhà thầu được đề nghị trúng chỉ định thầu, kiến nghị và xử lý vi phạm trong đấu thầu. Một trong những nội dung mà chủ đầu tư, bên mời thầu và nhà thầu cần lưu ý trong Chương 1 là việc làm rõ, sửa đổi, và đàm phán về nội dung HSĐX được thực hiện trong quá trình đánh giá HSĐX theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP. Nghĩa là, việc xác định HSĐX có đạt yêu cầu hay không được đánh giá sau khi nhà thầu đã làm rõ, sửa đổi, bổ sung HSĐX theo yêu cầu của bên mời thầu.  


Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật “đạt/” không đạt” 
      Các TCĐG về kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chí "đạt"/ không đạt" bao gồm các nội dung năng lực và ánh nghiệm của nhà thầu, giải pháp và phương pháp luận, nhân sự. Việc quy định TCĐG thực hiện theo phương pháp này là phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP. Đối với yêu cầu về kinh nghiệm nhà thầu, Thông tư hướng dẫn gói thầu tương tự được hiểu là gói thầu tương tự về tính chất, độ phức tạp (chẳng hạn: Gói thầu tư vấn giám sát công trình dân dụng cùng cấp), và tương tự về quy mô công việc (giá trị công việc tư vấn đã làm bằng hoặc lớn   hơn 70% giá trị công việc của  gói thầu đang xét; đối với các công việc đặc thù hoặc ở các địa phương mà năng lực nhà thầu trên địa bàn còn hạn thế, giá trị phần công việc tư vấn đã làm có thể tính từ 50% giá trị phần công việc gói thầu đang xét) Ngoài ra, đối với nhà thầu trên danh, Thông tư quy định kinh nghiệm của liên danh được tính là tổng kinh nghiệm của các thành viên liên danh, còn kinh nghiệm của mỗi thành viên chỉ xét theo phạm vi công việc mà mỗi thành viên đảm nhận trong liên danh. Đối vói yêu cầu vê nhân sự nhà thầu thì khi pháp luật chuyên ngành có quy định chi tiết về tiêu chuẩn chuyên gia thì chủ đầu tư, bên mời du cần tuân thủ quy định đó Tuy vậy, các TCĐG về kỹ thuật đề cập tại Chương II chỉ mang tính hướng dẫn và khi  soạn thảo nội dung này, chủ đầu tư cần căn cứ theo quy mô và tính chất gói thầu mà quy định cho phù hợp. TCĐG này phải công khai trong HSYC. Trong quá trình đánh giá HSĐX phải tuân thủ TCĐG nêu trong HSYC, không được thay đổi, bố sung bất kỳ nội dung nào. Để chủ đầu tư, bên mời thầu hiểu rõ hơn về phương pháp đánh giá "đạt"/"không đạt" đối với gói thầu tư vấn .áp dụng hình thức chỉ định thầu, Thông tư đã đưa ra một ví dụ khá điển hình về TCĐG kỹ thuật của gói thầu tư vấn giám sát thi công công trình thuộc dự án xây dựng đường vào một khu công nghiệp X.   


Các biểu mẫu và điều khoản tham chiếu  
      Các biểu mẫu cần thiết trong HSYC là: Đơn đề xuất chỉ định thầu, Giấy ủy quyền, Thỏa thuận liên danh, Cơ cấu tổ thức và kinh nghiệm của nhà thầu tư vấn (các Mẫu từ 01-04 ); Danh sách, lý lịch chuyên gia, lịch công tác của chuyên gia và các biểu mẫu liên quan tới thù lao chuyên gia, chi phí thực hiện dịch vụ tư vấn (các Mẫu từ 07-13). Ngoài  ra, nhà thầu còn phải chuẩn bị biểu mẫu góp ý để hoàn thiện nội dung điều khoản tham  chiếu (nếu có) và biểu mẫu về giải pháp, phương pháp luận để thực hiện dịch vụ tư vấn theo Mẫu số 4 và Mẫu số 5. Trong các biểu mẫu, Thông tư cũng hướng dẫn người dùng điền một cách linh hoạt, căn cứ quy mô, tính chất của từng gói thầu Chẳng hạn, đối với mẫu Thù lao và Chi phí khác cho chuyên gia (Mẫu số 12.1 và 12.2), căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, bên mời thầu có thể sửa đổi, bổ sung các nội dung trong mẫu trên cơ sở đảm bảo chi phí được chào một cách đầy đủ rõ ràng, bao gồm các hạng mục chi phí cần thiết cho chuyên gia. Điều khoản tham chiếu là nội dung cuối cùng trong Phần chỉ dẫn đối với nhà thầu. Theo đó, điều khoản tham chiếu là mô tả chi tiết phạm vi công việc, nhiệm vụ của nhà thầu tư vấn, dự kiến thời gian thuyên gia bắt đầu thực hiện nhiệm vụ và tiến độ nộp các báo cáo. Ngoài ra điều khoản tham chiếu  chiếu còn mô tả khái quát về dự án và gói thầu, mục đích tuyển chọn tư vấn cũng như khả năng cưng cấp điều làm việc, tài liệu nghiên cứu và cán bộ hỗ trợ cho chuyên gia. Để tạo thuận lợi cho các nhà thầu đề xuất phương pháp luận và phương thức bố trí nhân sự riêng của mình bên mời thầu, tư vấn lập HSYC cần lưu ý không nên quy định những nội dung cứng nhắc, thiếu linh hoạt trong điều khoản tham chiếu.


Yêu cầu về hợp đồng 
       Bên cạnh các quy định thông thường đối với mỗi gói thầu như ngôn ngữ sử dụng, luật áp dụng, hình thức hợp đồng/ thanh toán, gia hạn hợp đồng..., Chương VI đề cập đến các quy định đặc thù của gói thầu dịch vụ tư vấn như bản quyền, huy động nhân sự, bồi thường thiệt hại do sản phẩm tư vấn không đạt yêu cầu  Thông tư cũng quy định chi tiết mẫu hợp đồng cho hình thức hợp đồng trọn gói, hoặc  theo tỷ lệ % hoặc theo thời gian. Trong các mẫu hợp đồng ngoài các quy định cụ thể và đối tượng, thành phần hợp đồng, giá hợp đồng, phương thức thanh toán "quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư và nhà thầu được quy định một cách chi tiết, rõ ràng. Liên quan đến việc áp dụng các mẫu hợp đồng này, Thông tư đã quy định trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định về việc áp dụng mẫu hợp đồng đối với các công việc tư vấn chuyên ngành thì tuân thủ quy định đó trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật đấu thầu. Việc soạn thảo Thông tư Quy định chi tiết lập HSYC chỉ định thầu tư vấn được tiến hành cẩn thận, đúng thủ tục của Luật ban hành vãn bán quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn, lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành, địa phương bằng văn bản và trên trang Thông tin diện tử của Bộ KH&ĐT. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/11/201. Tuy nhiên, trước khi Thông tư có hiệu lực, các chủ đầu tư, bên mời thầu và tư vấn lập HSYC vẫn có thể sử dụng Mẫu HSYC ban hành kèm theo Thông tư này để lập HSYC cho gói thầu tư vấn áp dụng hình thức chỉ định thầu của cơ quan, tổ chức mình.

Nguồn: Báo Đấu thầu số 185, ngày 16/09/2011

Các tin đã đăng:
© 2009 -2024An Sơn JSC. Địa chỉ: Số 460, Đường Lê Văn Việt, Khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. E-Mail: congtycpanson@gmail.com
Powered by Sacomtec Corp.bản đồ bằng gỗ 3d