Cây cầu xưa cũ chở bao kỷ niệm không chỉ của teen mà còn của bao thế hệ trước chúng mình nữa.
Cầu Long Biên cũ kỹ đang ngày ngày cõng hàng nghìn lượt xe máy qua lại. Nhiều cuộc hội thảo gần đây đã đưa ra những ý tưởng táo bạo muốn biến cây cầu thân yêu của chúng mình thành bảo tàng của Hà Nội đấy.
|
Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899-1902). |
|
Chiều dài toàn cầu 1.862 m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. |
|
Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển có khắc chữ "1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris" - tên của nhà thầu Pháp thi công. |
|
Để giảm tải cho cầu Chương Dương, bắt đầu từ cuối năm 2005 xe máy được phép đi qua. |
|
Cây cầu rất chật hẹp này hiện không còn phù hợp với mật độ người tham gia giao thông ngày càng dày đặc như hiện nay. |
|
Đường dành cho xe cơ giới trên cầu chỉ có 2,6 m, luồng đi bộ 0,4 m. |
|
Các nhà khoa học đưa ra ý tưởng muốn biến cầu Long Biên thành biểu tượng của thủ đô Hà Nội, và không nên để thành cây cầu chết. |
|
Trước đó, trong buổi tọa đàm về cải tạo cầu Long Biên cô Nguyễn Nga, kiến trúc sư quy hoạch đô thị Paris cũng đưa ra ý tưởng biến cầu Long Biên thành bảo tàng. |
|
Còn bãi giữa sông Hồng quanh cây cầu này sẽ thành công viên nghệ thuật và trồng cây. Cây cầu được đề xuất phủ kính trong suốt và trở thành nơi triển lãm, tổ chức các hoạt động văn hóa. Bãi giữa sông Hồng được đắp kè cao để làm công viên nghệ thuật. |
|
Cây cầu trăm tuổi khi về đêm.
|
|
Xưa nay cầu Long Biên vẫn là tuyến giao thông quan trọng của những người dân buôn bán từ ngoại thành. |
|
Những chuyến tàu đêm từ Lào Cai, Hải Phòng và các tỉnh về với Hà Nội. |
|
Đây còn là nơi hóng mát của người dân mỗi buổi chiều tà. |
|
Lung linh ánh đèn đêm. |
|
Chiều dài toàn cầu 1.862 m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. |
Theo Ngôi Sao