Thư viện ảnh
Hinh anh cau duong tu an son
Số lượt truy cập :
Visitor
Go
TP. HCM sẽ có thêm một đường hầm và 34 cầu mới
Khởi công nâng cấp Quốc lộ 217 qua tỉnh Thanh Hóa
Khánh thành cầu Tam Bạc mới
Khởi công dự án 2004 tỷ đồng mở rộng QL1A
Cao tốc chạy nước rút để kịp thông xe
Động thổ dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội - TP. HCM
Nghệ An: Động thổ DA nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 535
Khánh thành cầu Chợ Gạo gỡ "nút thắt" cả giao thông thủy lẫn bộ
Những cây cầu độc đáo ở Đà Nẵng
Khởi công dự án mở rộng QL1A hơn 3.500 tỷ đồng
Nhật Bản cho Việt Nam vay 2,16 tỷ USD để thực hiện 12 dự án
Đà Nẵng khánh thành hai công trình kỷ lục thế giới
Tự động hóa thiết kế xây dựng
Tổng quan về chuyên ngành Tự động hóa Thiết kế cầu đường
24/02/2010 14:07 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

       Khoa Công trình luôn là một khoa lớn nhất và quan trọng nhất trong trường GTVT, điều mà bất cứ ai hoạt động trong ngành GTVT đều công nhận. Khoa Công trình có nhiệm vụ đào tạo các chuyên ngành phục vụ cho việc xây dựng công trình giao thông. Mỗi chuyên ngành là một lớp, và hiển nhiên, các lớp này luôn có một vị trí quan trọng hàng đầu trong trường. Chuyên ngành TĐH TKCĐ là một trong những lớp đó. Tuy được thành lập sau những chuyên ngành truyền thống (Đường bộ, Cầu hầm, Đường sắt) nhưng chuyên ngành TĐH TKCĐ lại có được những đặc điểm chuyên biệt như những chuyên ngành truyền thống này, không trùng lặp với bất cứ chuyên ngành  nào khác. Đó là định hướng ứng dụng tin học trong lĩnh vực thiết kế công trình giao thông. Không chỉ là ứng dụng thuần túy dưới dạng sử dụng các phần mềm thiết kế sẵn có, ở mức cao hơn hẳn, cái đích mà chuyên ngành TĐH TKCĐ nhắm đến là chuyên biệt hóa các phần mềm hiện có cũng như kết nối và phát triển chúng thành những sản phẩm phù hợp với từng nhu cầu cụ thể của người dùng cũng như nâng cao mức độ tự động hóa của chúng.

      Trong lĩnh vực phát triển các phần mềm thiết kế, ai cũng biết rằng, nếu người xây dựng phần mềm chỉ là những kỹ sư tin học thuần túy thì phần mềm sẽ không bao giờ thành công vì trong các phần mềm thiết kế luôn được tích hợp bên trong nó khá nhiều kiến thức chuyên ngành hẹp, và do đó, bắt buộc người xây dựng chúng phải có kiến thức về chuyên ngành đó. Thấy được đặc điểm này, trường GTVT cũng như nhiều trường đại học khác trong nước và trên thế giới, đã thành lập những chuyên ngành, mà ở đó, có sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức về tin học và kiến thức của chuyên ngành trong đào tạo. Đây chính là cơ sở để tạo nên lợi thế cho kỹ sư TĐH TKCĐ.

      Xuất phát từ quan điểm đào tạo như trên, chương trình học của chuyên ngành TĐH TKCĐ được thiết kế là sự phối hợp một cách hợp lý giữa các kiến thức phục vụ cho việc thiết kế công trình giao thông, một mảng kiến thức quan trọng bậc nhất trong khoa Công trình, với các kiến thức phục vụ cho việc ứng dụng tin học một cách thực dụng chứ không lý thuyết như những ngành chuyên về công nghệ thông tin.

     Trong 5 năm học, sinh viên chuyên ngành TĐH TKCĐ sẽ học 273 đơn vị học trình (đvht), đây là khối lượng mà tất cả các chuyên ngành trong khoa Công trình đều phải thực hiện.

273 đvht dành cho lớp TĐH TKCĐ được thiết kế như sau:

-          51 đvht dành cho các môn chuyên ngành TĐH TKCĐ (chiếm 18%).

-          222 đvht dành cho các môn liên quan đến xây dựng công trình giao thông (chiếm 82%).

273 đvht được phân bổ trong 89 môn học, trong đó có 12 môn học (bao gồm cả 2 đợt thực tập và đồ án tốt nghiệp) phục vụ trực tiếp cho chuyên ngành TĐH TKCĐ (chiếm 13%) và 77 môn học phục vụ cho xây dựng công trình giao thông (chiếm 87%).

     Phương pháp dạy học là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo, và đây cũng là một vấn đề nóng đang được xã hội rất quan tâm. Với cách dạy truyền thống là truyền thụ kiến thức một chiều, tức là coi mọi người học là như nhau, ai cũng phải học như nhau, đã làm cho sinh viên ra trường không thể thích ứng với các vấn đề ngoài những thứ đã học. Ý thức được vấn đề này cũng như nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp dạy học, bộ môn TĐH TKCĐ đã nghiên cứu các phương pháp dạy học tiên tiến trên thế giới với mong muốn áp dụng chúng một cách hài hòa vào điều kiện học tập tại Việt Nam. Qua nghiên cứu và thử nghiệm, bộ môn TĐH TKCĐ thấy rằng phương pháp dạy học Project Based Learning rất phù hợp và quyết định sử dụng phương pháp này để dạy các môn học thuộc chuyên ngành TĐH TKCĐ. Tư tưởng chủ đạo của phương pháp này là hướng người học tự làm chủ lấy kiến thức cần cho môn học đó và phù hợp với chính bản thân mình thông qua việc thực hiện một dự án (hay làm một bài tập lớn) dưới sự hỗ trợ của giáo viên. Do được học thông qua hành động, người học sẽ nắm được cách giải quyết vấn đề bằng chính cách tổng hợp kiến thức của họ, cho nên người học sẽ thích ứng rất tốt với các tình huống thực tế sau này. Chỉnh bởi ưu điểm như vậy, cho nên phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các trường đại học hàng đầu của thế giới.

      Bên cạnh đó, để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, đánh giá, bộ môn TĐH TKCĐ là bộ môn duy nhất trong trường GTVT đã thực hiện một cách đồng bộ việc thi trắc nghiệm trên quy mô lớn. Hình thức cho thi và chấm thi trắc nghiệm hoàn toàn tương tự như thi tuyển sinh đại học, các bài thi được máy tính chấm tự động cho nên giảm thiểu được sai sót cũng như đảm bảo tính khách của kết quả thi cho sinh viên.

Các tin đã đăng:
© 2009 -2025An Sơn JSC. Địa chỉ: Số 460, Đường Lê Văn Việt, Khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. E-Mail: congtycpanson@gmail.com
Powered by Sacomtec Corp.bản đồ bằng gỗ 3d