Thư viện ảnh
Hinh anh cau duong tu an son
Số lượt truy cập :
Visitor
Go
TP. HCM sẽ có thêm một đường hầm và 34 cầu mới
Khởi công nâng cấp Quốc lộ 217 qua tỉnh Thanh Hóa
Khánh thành cầu Tam Bạc mới
Khởi công dự án 2004 tỷ đồng mở rộng QL1A
Cao tốc chạy nước rút để kịp thông xe
Động thổ dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội - TP. HCM
Nghệ An: Động thổ DA nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 535
Khánh thành cầu Chợ Gạo gỡ "nút thắt" cả giao thông thủy lẫn bộ
Những cây cầu độc đáo ở Đà Nẵng
Khởi công dự án mở rộng QL1A hơn 3.500 tỷ đồng
Nhật Bản cho Việt Nam vay 2,16 tỷ USD để thực hiện 12 dự án
Đà Nẵng khánh thành hai công trình kỷ lục thế giới
Tin tức
Phòng chống ngủ gật khi lái xe
22/06/2011 07:34 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Ngủ gật là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn thương tâm, đặc biệt là trong khoảng thời gian của các giấc ngủ trưa và ngủ đêm. Để chống buồn ngủ, lái xe cần ngủ đủ trước khi cầm lái, không sử dụng các chất kích thích và đặc biệt nên ngủ chợp mắt khi cơn buồn ngủ ập tới.

Khi buồn ngủ, phản xạ của người lái sẽ chậm lại, độ tỉnh táo giảm, rất dễ căng thẳng và khả năng xử lý tình huống thiếu chính xác. Điều này dẫn tới hàng nghìn vụ tai nạn mỗi năm. Vậy làm thế nào để nhận ra một tài xế đang trong tình trạng "gà gật" và các mẹo để đấu tranh với cơn buồn ngủ?

Nghiên cứu mới đây của Cục quản lý an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) đã cho thấy, 20% các vụ tai nạn và 12% các vụ "suýt tai nạn" là do tài xế ngủ gật. Một tài xế bị coi là đang "gà gật" khi anh ta nhắm mắt thay vì chớp mắt, đầu anh ta lắc lư về phía trước rồi gật gù về phía sau và thay vì đảo mắt quan sát đường đi hay nhìn gương, mắt anh ta thường đờ đẫn và chỉ tập chung về một điểm cố định.

Tuy nhiên, khác với quan niệm thường thấy, phần lớn các vụ tai nạn do buồn ngủ xảy ra vào ban ngày tại các thời điểm giao thông đi lại đông đúc. Những vụ tai nạn xảy ra ban đêm ít hơn nhưng lại thường có hậu quả nặng nề hơn do đi ở tốc độ cao và tài xế chỉ có một mình. Nguyên nhân của tình trạng buồn ngủ khi lái xe chủ yếu là do thiếu ngủ và mệt mỏi. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc chống dị ứng, thuốc cảm cúm cũng dẫn tới tình trạng tài xế bị "lơ tơ mơ".

Từ thực tế của nhiều lái xe có kinh nghiệm, việc lái xe trong tình trạng buồn ngủ là cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn tới những tai nạn thảm khốc. Vì vậy việc cần nhớ đầu tiên là không bao giờ bạn được đánh đổi việc tiết kiệm thời gian để trả giá bằng tính mạng của mình và người khác. Trong những trường hợp bất khả kháng, lái xe có thể lựa chọn một hoặc nhiều biện pháp dưới đây:

Nếu biết trước phải lái xe đường dài thì nên ngủ cho đủ giờ (từ 6-8 tiếng) trước khi lái. Đặc biệt tránh thức khuya, uống rượu bia hay ăn no trước khi cầm lái bởi đó là những yếu tố dễ gây buồn ngủ trong quá trình lái xe. Không sử dụng các loại thuốc cảm cúm, dị ứng khi lái xe vì chúng cũng thường gây cảm giác buồn ngủ cho người dùng.

Nên tạo lịch trình lái và nghỉ ngơi rõ ràng trước khi đi. Tránh lái xe vào các giờ “cao điểm” của các cơn buồn ngủ như giữa trưa hoặc nửa đêm. Đây là những thời điểm mà đa số các biện pháp tác động tránh buồn ngủ đều phát huy tác động thấp nhất. Nên tranh thủ lái xe vào những thời điểm tỉnh táo nhất.

Nếu đang lái xe, chặng đường phải đi còn dài mà cơn buồn ngủ ập tới thì cách tốt nhất là chọn chỗ an toàn để ngủ, thời gian có thể từ 15-30 phút, thậm chí 1 giờ tùy theo điều kiện cho phép. Bạn có thể có giấc ngủ ngắn hữu ích này ngay trên xe khi tấp xe vào lề đường, hé cửa kính và để chuông báo thức qua điện thoại di động.

Trước và trong quá trình lái xe, bạn có thể uống trà đặc, cà phê đặc, nước tăng lực hoặc kẹo cao su, kẹo cay... Với một số ít người có phản ứng nhạy thì các biện pháp này khá hiệu quả nhưng với đa số còn lại khẳng định những liệu pháp này chỉ có tác dụng trong một quãng đường ngắn. Tương tự là các biện pháp ăn quả chua, nước rửa mặt, bật đài to và tiết tấu sôi động, tránh nhạc trữ tình du dương, trò chuyện với người cùng đi...

Một số trường hợp lái xe khá tỉnh táo khi rửa mặt bằng khăn lạnh và rửa chân. Vì thế, bạn có thể chuẩn bị một thùng đá kèm khăn lạnh và nước trước khi đi đường xa. Tuyệt đối không nên lái tiếp khi ý thức được mình buồn ngủ qua biểu hiện như lái chệch làn đường, suýt đâm vào chướng ngại vật, cảm giác khó tập trung.

Theo giaothongvantai.com.vn

Các tin đã đăng:
© 2009 -2024An Sơn JSC. Địa chỉ: Số 460, Đường Lê Văn Việt, Khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. E-Mail: congtycpanson@gmail.com
Powered by Sacomtec Corp.bản đồ bằng gỗ 3d