Thư viện ảnh
Hinh anh cau duong tu an son
Số lượt truy cập :
Visitor
Go
TP. HCM sẽ có thêm một đường hầm và 34 cầu mới
Khởi công nâng cấp Quốc lộ 217 qua tỉnh Thanh Hóa
Khánh thành cầu Tam Bạc mới
Khởi công dự án 2004 tỷ đồng mở rộng QL1A
Cao tốc chạy nước rút để kịp thông xe
Động thổ dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội - TP. HCM
Nghệ An: Động thổ DA nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 535
Khánh thành cầu Chợ Gạo gỡ "nút thắt" cả giao thông thủy lẫn bộ
Những cây cầu độc đáo ở Đà Nẵng
Khởi công dự án mở rộng QL1A hơn 3.500 tỷ đồng
Nhật Bản cho Việt Nam vay 2,16 tỷ USD để thực hiện 12 dự án
Đà Nẵng khánh thành hai công trình kỷ lục thế giới
Xúc Tiến Đầu Tư
Kết hợp phát triển giao thông với phát triển đô thị
11/07/2012 07:46 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

UBND TPHCM vừa phê duyệt nhiệm vụ thiết kế đô thị tỷ lệ 1/2000 và xây dựng quy định quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài

Theo ông Huỳnh Xuân Thụ, Giám đốc Trung tâm Thông tin triển lãm thuộc Sở Quy hoạch Kiến trúc, Chủ nhiệm đề án, đây là một nhiệm vụ đa mục tiêu vừa phát triển giao thông, vừa chỉnh trang, củng cố lại cấu trúc đô thị dọc tuyến đường.

Đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi vành đai ngoài. Ảnh: Diễm Thy

Chỉnh trang đô thị toàn tuyến

Đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài có chiều dài toàn tuyến 15,33km với điểm đầu kết nối với sân bay Tân Sơn Nhất và điểm cuối ở ngã tư Linh Xuân quận Thủ Đức. Phạm vi nghiên cứu, xây dựng thiết kế đô thị sẽ bao gồm toàn bộ chiều dài tuyến đường với chiều rộng được tính từ lộ giới đường ngược trở vào sâu trong các khu dân cư 150m.

Ông Huỳnh Xuân Thụ cho biết nguyên tắc cơ bản trong chỉnh trang đô thị dọc tuyến đường này là tạo lập một không gian đô thị hiện đại, văn minh, có cảnh quan đẹp, khang trang, bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa, công trình kiến trúc hài hòa với cảnh quan thiên nhiên… Phát triển đô thị phải là động lực đối với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo định hướng chung của thành phố: tăng cường các hoạt động thương mại dịch vụ… Chỉnh trang đô thị cũng phải gắn kết với việc khai thác tối ưu giá trị quyền sử dụng đất dọc tuyến đường nhằm gián tiếp thu hồi một phần vốn ngân sách Nhà nước đã chi xây dựng tuyến đường và bù đắp một phần kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị của thành phố. 

Hiện nay, dọc tuyến đường này còn một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, nhiệm vụ của nghiên cứu thiết kế này sẽ phải tính đến việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm và phát triển thêm mảng xanh để bảo vệ môi trường. Toàn bộ thiết kế không gian đô thị trên tuyến sẽ là một tổng thể thống nhất, hài hòa ngay trong nội tại và với các đô thị lân cận. Tuy nhiên, tính đa dạng vẫn được tôn trọng để người dân có nhiều lựa chọn. Chỉ có một vấn đề cần nghiêm túc thực hiện, phát triển đô thị phải hướng tới sự phát triển bền vững, tiết kiệm đất, sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường. 

Phát triển giao thông công cộng


Xây dựng các tuyến xe buýt con thoi phục vụ người dân trong khu vực là nét đặc trưng của giao thông trên tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài. Theo ông Huỳnh Xuân Thụ, trong Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM đến 2025, hướng đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi không có các tuyến vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn như metro, monorail… nên trước mắt Sở QH-KT đề xuất xây dựng loại hình vận tải này. 

Về lâu dài, đây là một trong những tuyến đường huyết mạch, nơi tập trung đông dân cư, chắc chắn ngành chức năng sẽ phải nghiên cứu tổ chức thêm các loại hình vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn hơn. Chưa có các tuyến vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn chạy suốt tuyến song ở đây sẽ có một tuyến metro đi ngang qua.

Tuyến metro này đi từ khu vực trung tâm thành phố tới các quận Gò Vấp, Hóc Môn và sẽ giao cắt với đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài. Sở Quy hoạch Kiến trúc sẽ kiến nghị xây dựng một nhà ga vận tải hành khách công cộng lớn ngay tại điểm giao cắt và tại nhà ga sẽ có thêm các trung tâm thương mại, dịch vụ đa chức năng. Nhà ga và khu trung tâm thương mại sẽ được xây dựng như là một điểm nhấn về kiến trúc cho toàn khu vực. Riêng khu vực đầu đường, đoạn giao với sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được nghiên cứu xây dựng một công trình kiến trúc có giá trị cao để đón chào du khách đến thành phố. 

Việc lập lại trật tự giao thông đô thị, làm vỉa hè, lòng đường thông thoáng sẽ được thực hiện song hành với công tác chỉnh trang đô thị. Nhà lụp xụp được xóa đi và thay vào đó là những khu nhà mới. Những ngôi nhà mới sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt theo Quyết định 135 của UBND TPHCM về phát triển nhà liên kế trong khu vực nội thành. Quyết định 135 quy định, nhà xây mới phải dành diện tích tầng trệt cho kinh doanh và gữi xe (nếu cần). Điều này đảm bảo cho người dân không thể kinh doanh và gữi xe lấn ra vỉa hè, thậm chí lòng lề đường. Tầng trệt phải xây lùi vào để tạo vỉa hè thông thoáng cho người đi bộ. Các khu vực nhà phố hiện hữu sẽ được bố trí lại theo từng cụm khoảng vài chục đến vài trăm nhà và có đường giao thông chung kết nối với đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài.

Ông Huỳnh Xuân Thụ cho biết: “Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài tuy là đường nội đô nhưng là đường huyết mạnh cho cả khu vực. Vì thế, đây là giải pháp để hạn chế tình trạng nhà dân áp sát đường và khi cần cứ lao xe ra, vừa không an toàn vừa ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông chung của cả tuyến.


Theo Sài Gòn Giải Phóng

Các tin đã đăng:
© 2009 -2025An Sơn JSC. Địa chỉ: Số 460, Đường Lê Văn Việt, Khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. E-Mail: congtycpanson@gmail.com
Powered by Sacomtec Corp.bản đồ bằng gỗ 3d