Thư viện ảnh
Hinh anh cau duong tu an son
Số lượt truy cập :
Visitor
Go
TP. HCM sẽ có thêm một đường hầm và 34 cầu mới
Khởi công nâng cấp Quốc lộ 217 qua tỉnh Thanh Hóa
Khánh thành cầu Tam Bạc mới
Khởi công dự án 2004 tỷ đồng mở rộng QL1A
Cao tốc chạy nước rút để kịp thông xe
Động thổ dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội - TP. HCM
Nghệ An: Động thổ DA nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 535
Khánh thành cầu Chợ Gạo gỡ "nút thắt" cả giao thông thủy lẫn bộ
Những cây cầu độc đáo ở Đà Nẵng
Khởi công dự án mở rộng QL1A hơn 3.500 tỷ đồng
Nhật Bản cho Việt Nam vay 2,16 tỷ USD để thực hiện 12 dự án
Đà Nẵng khánh thành hai công trình kỷ lục thế giới
Tin tức
Các KĐT vệ tinh: Nản vì… đường cao tốc liên vùng
09/12/2010 14:19 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Quy hoạch xây dựng các KĐT vệ tinh nhằm giãn dân trung tâm TP.HCM đã thực hiện nhiều năm nay nhưng do hạn chế về hạ tầng giao thông đã ngăn cách sự kết nối này. Vì thế, nhiều KĐT tại Đồng Nai, Bình Dương vẫn vắng bóng người. Việc Bộ GTVT có tờ trình quy hoạch phát triển giao thông vận tải cho cả vùng hứa hẹn sẽ mang lại những khởi sắc.

Vẫn ngổn ngang hệ thống đường cao tốc liên vùng

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh, thành: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang. Theo Bộ GTVT, hiện khối lượng vận tải so với cả nước thì vùng này chiếm 28% về lượt khách và 29% về hàng hóa.

Nhưng sự yếu kém về giao thông đã hạn chế năng lực phát triển của cả vùng. Điển hình là trong hai năm vừa qua, tình trạng kẹt xe triền miên trên QL1A từ TP.HCM đi Biên Hòa và QL51 từ Biên Hòa đi Vũng Tàu đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của người dân và vận chuyển hàng hóa của DN.

Chính phủ sớm quy hoạch hệ thống đường giao thông cao tốc kết nối vùng sẽ là tiền đề để cho các khu đô thị tại Nhơn Trạch, Long Thành phát triển nhanh hơn.

Trước thực trạng bức bách đó, Bộ GTVT vừa trình dự thảo về quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 nhằm tạo nên hệ thống giao thông liên kết vùng đồng bộ và thống nhất. Trước hết phải ưu tiên các công trình góp phần giải quyết ùn tắc, kết nối đồng bộ mạng lưới hạ tầng giao thông của vùng như: Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Trung Lương - Mỹ Thuận, Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành và Giầu Dây - Phan Thiết. Đồng thời xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, Dầu Giây - Đà Lạt. Xây dựng các tuyến đường vành đai 3 - 4 TP.HCM, các đường liên cảng và nâng cấp các quốc lộ hiện có.

Song với đường bộ, sẽ nghiên cứu triển khai nâng cấp tuyến đường sắt Trảng Bom - Bình Triệu theo hướng cải tuyến và xây dựng trên cao nhằm tránh ùn tắc trong đô thị theo quy mô đường đôi khổ 1,435m; nghiên cứu xây dựng đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và đường sắt nối vào cụm cảng Bà Rịa - Vũng Tàu, tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh, xây dựng các tuyến đường sắt đô thị TP.HCM theo quy hoạch được duyệt. Ngoài ra sẽ đẩy mạnh đầu tư phát triển cảng biển bằng cách sẽ xây dựng, nâng cấp công suất các cảng biển Hiệp Phước, Cái Mép - Thị Vải, Tân Cảng - Cái Mép. Mở rộng luồng cho tàu 80 nghìn tấn đến cảng Cái Mép và tàu 50 nghìn tấn tới cảng Thị Vải, Hiệp Phước.

Để hoàn thiện được hệ thống giao thông cho vùng kinh tế trọng điểm phía nam này, theo Bộ GTVT sẽ cần số vốn rất lớn, cụ thể từ 2011 - 2020 khoảng 682 nghìn tỷ đồng. Riêng giai đoạn trước mắt 2011 - 2015 cần 287 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi năm cần 57.400 tỷ đồng.

Phải đánh thức những “chú gấu ngủ đông"

Từ huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) về Trung tâm TP.HCM khoảng 30km. Vị trí đẹp và khoảng cách lý tưởng nên tại đây đã hình thành 74 dự án khu dân cư đã được cấp phép với tổng số đất đã giao hơn 4.740ha nhằm mục đích tạo chỗ ở cho hàng ngàn dân tại TP.HCM. Nhưng Nhơn Trạch hiện như một ốc đảo, dân cư thưa thớt, 8 năm qua chưa thể hiện được vai trò là KĐT vệ tinh dù có không ít tòa nhà rất đẹp đã được xây dựng nằm trong khu hạ tầng đã hoàn chỉnh. Giá đất hiện nay chỉ từ 2,5 - 4 triệu đồng/m2, trong khi đất tại khu giáp ranh Q.9 là 13 triệu đồng/m2, Q.2 thì 20 triệu đồng/m2 trở lên. Sự chênh lệch quá lớn này cho thấy Nhơn Trạch ngoài việc thiếu tính liên kết vùng còn thiếu cả sự đồng bộ trong quản lý và phát triển đô thị, như hạ tầng giao thông, trường học, y tế… Các DN đang kinh doanh BĐS tại đây cho rằng, họ sẵn sàng góp tiền để hoàn thiện giao thông liên kết với TP.HCM nhưng thiếu vai trò người tổ chức.

Tương tự, các dự án huyện Long Thành như KĐT Phước Hưng; KĐT Aquacity; KĐT Waterfront đều là những dự án được quy hoạch đẹp, đạt chuẩn quốc tế, nhưng những người có nhu cầu đã nản lòng khi mua những dự án này do phải chờ đường cao tốc kết nối liên vùng hoàn thành.

Tính đến thời điểm đầu năm 2010, tỉnh Đồng Nai cấp phép 261 dự án khu dân cư, KĐT, phần lớn nằm tại hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch. Nhưng sự đầu tư thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng giao thông đã hạn chế sự phát triển. Các dự án đô thị hàng trăm ha vẫn như con gấu đang ngủ đông.

Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Tín Nghĩa - Nguyễn Thị Thanh Hương phân tích, xây dựng các khu đô thị cần phải có tầm nhìn đến 50 năm sau. Rõ ràng TP.HCM đang gặp vấn đề về môi trường sống, ngập lụt, kẹt xe, người dân đang sống chen chúc trong khu đô thị dồn nén. Dù hiện nay, họ vẫn tạm chấp nhận điều kiện sống hiện tại nhưng trong tương lai sự thay đổi về quan điểm chất lượng cuộc sống phải được nâng lên thì các KĐT vệ tinh tại Long Thành và Nhơn Trạch sẽ đáp ứng được nhu cầu này. Cũng theo bà Hương, ngoài nỗ lực quy hoạch hạ tầng đô thị của tỉnh Đồng Nai thì việc Chính phủ sớm quy hoạch hệ thống đường giao thông cao tốc kết nối vùng sẽ là tiền đề để cho các khu đô thị tại Nhơn Trạch, Long Thành phát triển nhanh hơn.

Theo Baoxaydung

Các tin đã đăng:
© 2009 -2025An Sơn JSC. Địa chỉ: Số 460, Đường Lê Văn Việt, Khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. E-Mail: congtycpanson@gmail.com
Powered by Sacomtec Corp.bản đồ bằng gỗ 3d