Thư viện ảnh
Hinh anh cau duong tu an son
Số lượt truy cập :
Visitor
Go
TP. HCM sẽ có thêm một đường hầm và 34 cầu mới
Khởi công nâng cấp Quốc lộ 217 qua tỉnh Thanh Hóa
Khánh thành cầu Tam Bạc mới
Khởi công dự án 2004 tỷ đồng mở rộng QL1A
Cao tốc chạy nước rút để kịp thông xe
Động thổ dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội - TP. HCM
Nghệ An: Động thổ DA nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 535
Khánh thành cầu Chợ Gạo gỡ "nút thắt" cả giao thông thủy lẫn bộ
Những cây cầu độc đáo ở Đà Nẵng
Khởi công dự án mở rộng QL1A hơn 3.500 tỷ đồng
Nhật Bản cho Việt Nam vay 2,16 tỷ USD để thực hiện 12 dự án
Đà Nẵng khánh thành hai công trình kỷ lục thế giới
Tin tức
Dự án cầu Nhật Tân: Tái diễn tình trạng xong cầu mà chẳng có đường?
16/04/2010 13:51 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Sau hơn 1 năm từ ngày khởi công, mặt bằng tại dự án cầu Nhật Tân vẫn còn nhiều vướng mắc nghiêm trọng và một lần nữa, nguy cơ lặp lại tình trạng xong cầu nhưng không có đường lên như cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy của Hà Nội là hoàn toàn hiện hữu.

Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường dẫn hai đầu cầu là dự án đặc biệt quan trọng và nằm trong nhóm các công trình khởi công chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

Ngoài việc được thiết kế hiện đại, là điểm nhấn mỹ thuật và tạo cảnh quan đẹp cho Thủ đô, cây cầu này còn rút ngắn đáng kể quãng đường từ sân bay Nội Bài về thành phố, hạn chế ùn tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội phía Bắc Hà Nội khi đưa vào sử dụng.

Cầu Nhật Tân do Ban QLDA 85 làm đại diện chủ đầu tư. Cầu nằm trên tuyến đường vành đai 2 của TP Hà Nội, bắt đầu tại khu vực Phú Thượng (Tây Hồ), chạy song song và cách đường Lạc Long Quân khoảng 420m, vượt qua sông Hồng, cắt QL5 kéo dài tại nút giao Vĩnh Ngọc, vượt qua sông Thiếp và kết thúc tại nút giao với đường Nam Hồng (Đông Anh).

Toàn bộ dự án được chia thành 3 gói thầu. Trong đó, gói số 1 xây dựng cầu chính vượt sông, cầu dẫn phía Bắc; Gói số 2 xây dựng đường dẫn, cầu dẫn phía Nam; Gói số 3 xây dựng đường dẫn phía Bắc.

Trong 3 gói thầu trên, gói số 3, do nhà thầu Tokyu (Nhật Bản) đảm nhận là suôn sẻ nhất và đây cũng là gói được chọn khởi công vào tháng 3/2009. Hiện tại, các nhà thầu đã tập kết máy móc, nhân lực, lắp đặt thiết bị và thi công được một số hạng mục. Theo ông Phạm Quang Vinh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty XDCTGT 4 (nhà thầu phụ cho Tokyu), hiện tại đơn vị này đã khoan được 84/152 cọc thuộc cầu vượt Vĩnh Ngọc, hoàn thành hệ thống hố ga,... Sản lượng thực hiện của nhà thầu cho đến nay đã đạt được 64 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, gói thầu này vẫn còn một lượng lớn mặt bằng chưa được bàn giao. Tại nút giao Vĩnh Ngọc còn vướng và bị chia cắt bởi đường điện cao thế 110Kv và hạ thế 35Kv. “Hiện tại, Tổng công ty XDCTGT 4 đã gần như hoàn thành các dự án lân cận khu vực Hà Nội như cầu Vĩnh Tuy, Phùng, cầu trên tuyến cao tốc Giẽ - Ninh Bình,... nên đã huy động một khối lượng máy móc lớn đến công trường cầu Nhật Tân.

Tuy nhiên, việc chậm bàn giao mặt bằng trong thời gian qua đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ chung dự án và cả công ăn, việc làm của đơn vị thi công cũng như uy tín của nhà thầu”- ông Vinh khẳng định.

Với các gói thầu còn lại, công tác GPMB còn nan giải hơn nhiều. Tại gói thầu số 1 xây dựng cầu chính và cầu dẫn phía Bắc, hiện nhà thầu mới chỉ tập trung thi công tại phạm vi đất bãi bồi và trên mặt sông. Phần bãi sông phía Bắc đã bàn giao 7ha đất trưng dụng và thu hồi vĩnh viễn nhưng vẫn chưa thể bố trí máy móc, thiết bị thi công do không có đường vào.

Theo ông Đặng Vũ Nhật Thăng, Giám đốc Ban QLDA hạ tầng Tả ngạn- đơn vị thực hiện nhiệm vụ GPMB của dự án, thì mới tổ chức chi trả bồi thường được cho 97 hộ thuộc thôn Ngọc Giang, xã Vĩnh Ngọc đang canh tác tại khu vực.

Gói thầu số 2 xây dựng đường dẫn và cầu dẫn phía Nam còn nghiêm trọng hơn rất nhiều lần. Theo UBND quận Tây Hồ, hiện tại khoảng 330 hộ sử dụng đất ở sẽ bị thu hồi, nhưng nhiều hộ không hợp tác cho cơ quan chức năng vào đo đạc hiện trạng.

Còn theo ông Nguyễn Trung Sỹ, Phó Tổng Giám đốc Ban QLDA 85, cầu Nhật Tân sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản nên phải chấp nhận một số điều khoản quy định của hiệp định cho vay, trong đó có điều khoản nhà thầu phải đến từ Nhật Bản. Trong thời gian qua, Ban QLDA 85 đã 2 lần mời thầu và 3 lần gia hạn mời thầu nhưng các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn không tham gia với lý do e ngại công tác GPMB không bảo đảm tiến độ cam kết.

Để tháo gỡ, Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đã đồng ý giao Bộ Kế hoạch Đầu tư làm công hàm trao đổi với phía Nhật Bản, Bộ Tài chính thực hiện điều chỉnh điều khoản cho vay. Theo đó, gói thầu này cho phép nhà thầu Việt Nam đứng đầu liên danh hoặc nhà thầu độc lập tham gia, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa thể tổ chức đấu thầu.

Theo kế hoạch, gói thầu số 3 sẽ hoàn thành sau 34 tháng, còn gói thầu số 1 sẽ hoàn thành sau 36 tháng thi công. Như vậy, dự kiến đến khoảng cuối năm 2012, phần cầu chính của cầu Nhật Tân sẽ hoàn thành. Với việc mặt bằng của phần cầu chính không bị ảnh hưởng nhiều nên khả năng hạng mục này hoàn thành đúng tiến độ là rất cao. Trong khi đó, tại hai gói cầu dẫn, đường dẫn hai đầu cầu công tác GPMB còn khá nan giải.

Cộng thêm việc đến thời điểm này vẫn chưa đấu thầu được gói đường dẫn và cầu dẫn phía Nam thì nỗi lo xong cầu mà không có đường lên cầu lại có nguy cơ tái diễn như đã từng xảy ra đối với các cây cầu lớn khác trên địa bàn Hà Nội như cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy trước đây.

Theo báo mới

Các tin đã đăng:
© 2009 -2024An Sơn JSC. Địa chỉ: Số 460, Đường Lê Văn Việt, Khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. E-Mail: congtycpanson@gmail.com
Powered by Sacomtec Corp.bản đồ bằng gỗ 3d