Thư viện ảnh
Hinh anh cau duong tu an son
Số lượt truy cập :
Visitor
Go
TP. HCM sẽ có thêm một đường hầm và 34 cầu mới
Khởi công nâng cấp Quốc lộ 217 qua tỉnh Thanh Hóa
Khánh thành cầu Tam Bạc mới
Khởi công dự án 2004 tỷ đồng mở rộng QL1A
Cao tốc chạy nước rút để kịp thông xe
Động thổ dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội - TP. HCM
Nghệ An: Động thổ DA nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 535
Khánh thành cầu Chợ Gạo gỡ "nút thắt" cả giao thông thủy lẫn bộ
Những cây cầu độc đáo ở Đà Nẵng
Khởi công dự án mở rộng QL1A hơn 3.500 tỷ đồng
Nhật Bản cho Việt Nam vay 2,16 tỷ USD để thực hiện 12 dự án
Đà Nẵng khánh thành hai công trình kỷ lục thế giới
Tin tức
Dự án xây dựng cầu Thanh Trì: Chuyển động tích cực sau sự cố
11/06/2010 08:03 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Hơn một tháng sau ngày xảy ra sự cố sập 4 phiến dầm tại gói thầu 3A, Dự án xây dựng cầu Thanh Trì, công tác đảm bảo an toàn lao động trên công trường đã có nhiều biến chuyển tích cực.

Ngày 18/4, tại gói thầu 3A, xây dựng cầu cạn Pháp Vân kéo dài thuộc Dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai 3 Hà Nội do Nhà thầu Liên danh Sumitomo - Mitsui (SMC) - TCty Xây dựng Thăng Long (TLC) thi công đã xảy ra một tai nạn nghiêm trọng: 4 phiến dầm bê tông dự ứng lực tại nhịp số 74 (phần việc của TLC) đã rơi xuống đất và hư hỏng hoàn toàn.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam - nhà tài trợ vốn cho Dự án - đã đề nghị Bộ GTVT “ngừng các công việc ở gói thầu 3A và một số dự án khác có sử dụng nguồn vốn của ODA của JICA”, để chấn chỉnh lại các biện pháp đảm bảo an toàn. Kể từ thời điểm đó, tại gói thầu này, toàn công trường đã ngừng hoạt động, chỉ có một số công nhân dọn dẹp bùn đất trên mặt bằng, rào chắn bằng hàng rào thép ống có bọc tôn tấm để ngăn cách khu vực thi công dài gần 2,5km của dự án; làm hệ thống đà giáo, thang lên xuống và chăng lưới an toàn ở các vị trí thi công; hệ thống biển báo được lắp đặt khắp công trường… Các kỹ sư an toàn của SMC hoạt động liên tục trên công trường. Họ là những người đã được huấn luyện và được Giám đốc gói thầu trao quyền dừng thi công một vị trí hoặc của một đơn vị nếu thấy vi phạm an toàn. Mặt bằng công trường đã thay đổi hẳn, sạch sẽ, gọn gàng, người lao động cảm thấy an tâm làm việc, năng suất lao động tăng…

Ngày 27/4, Bộ GTVT có thư yêu cầu JICA cho phép tiếp tục thi công gói thầu 3A. Tuy nhiên trong thư phúc đáp một ngày sau đó, JICA chỉ cho phép những khu vực do SMC thi công tiếp tục thi công; những phần việc do TLC đảm nhận, chỉ được phép làm những công việc nhằm đảm bảo sự ổn định của kết cấu nhịp dầm. Các trụ còn lại cũng được thi công sau khi công tác an toàn lao động được cải thiện. Riêng ở khu vực xảy ra tai nạn (từ trụ P73- trụ P74), nhà thầu chỉ làm việc lại khi JICA nghiên cứu xong báo cáo của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, cũng như các phương án “bảo đảm an toàn trong tính toán và đo đạc” của nhà thầu và tư vấn. Trong thời gian từ 28/4 - 24/5, cơ quan JICA từ Nhật đã cử hai đoàn đến công trường để kiểm tra, xem xét đến từng chi tiết “liên kết tạm” của các phiến dầm và đưa ra những yêu cầu cụ thể để nhà thầu thực hiện.

Những biện pháp chấn chỉnh quyết liệt của JICA và Bộ GTVT đã đem lại những sự thay đổi cả trong công việc lẫn nếp nghĩ của đơn vị thi công phía Việt Nam. Một vị lãnh đạo của TLC nói: “Ban đầu phải dừng việc, chỉ được làm các công việc an toàn, thu dọn bùn đất trên mặt bằng… là những hạng mục không được thanh toán, cán bộ công nhân rất bị ức chế. Nhưng đến bây giờ chúng tôi mới nhận ra rằng, lẽ ra phải được thực hiện nghiêm túc công tác an toàn ngay từ khi triển khai gói thầu”.

Vị lãnh đạo TLC phát biểu như vậy là do kết quả thu được từ sản xuất có chuyển biến tích cực. Thời gian thi công tại những trụ cầu thi công trước ngày xảy ra tai nạn rơi dầm thường kéo dài từ 2,5 - 3 tháng. Trong khi đó, tại trụ P25R, là trụ cầu được tổ chức thi công sau ngày xảy ra sự cố, đơn vị thi công chỉ cần có 35 ngày.

Thật ra, phía đối tác nước ngoài trong liên danh - SMC đã thực hiện những việc làm như vậy từ những ngày đầu thi công gói thầu. Ông Kazumitsu Tahara - Giám đốc SMC cho biết, giá trị kinh phí về an toàn của cả gói thầu khoảng 3 tỷ đồng, phía SMC (nhận 1,5 tỷ đồng) đã được sử dụng hợp lý và hiệu quả. Bộ máy an toàn được tổ chức do một kỹ sư Nhật Bản đảm nhận, ngoài ra có 4 - 5 kỹ sư Việt Nam trợ giúp. Các kỹ sư an toàn kiểm soát toàn bộ khu vực B do SMC đảm nhận thi công. Họ có quyền đình chỉ bất kỳ công việc gì của các thầu phụ nếu nhận thấy nguy cơ xảy ra mất an toàn. Hàng ngày, sau thời gian “5 phút tập thể dục” là buổi họp sản xuất khoảng 20 phút. Một trong những nội dung quan trọng được đề cập là công tác an toàn. Các kỹ sư hiện trường là “những cộng tác viên an toàn bắt buộc”, báo cáo việc trong ngày phải nêu rõ nội dung cụ thể “kiểm tra an toàn” của khu vực mình phụ trách.

Với cách quản lý như vậy nên cùng một gói thầu, cùng một mặt bằng thi công, cùng một đơn giá… nhưng khối lượng thi công của SMC đã cơ bản hoàn thành vào tháng 4/2010 (trước thời hạn 4 - 5 tháng). Hiện nay, theo yêu cầu của Bộ GTVT, SMC đang hỗ trợ TLC thi công toàn bộ mặt cầu khu C và phần kéo dài, hơn 2/3 khối lượng Ramp C (giá trị khoảng gần 70 tỷ đồng); ngoài ra còn trực tiếp quản lý tiến độ, chất lượng và an toàn của khu vực A là phần còn lại của TLC; đồng thời sẵn sàng hỗ trợ TLC cả về thiết kế thi công và công tác hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu.

Những hạng mục chính của gói thầu đã bị ngừng thi công hơn 40 ngày, nhưng liên danh nhà thầu thi công gói thầu 3A, dưới sự lãnh đạo của SMC vẫn đang tìm những giải pháp tối ưu, từ phương án kỹ thuật, tổ chức thi công 3 ca, tăng cường thêm thiết bị… xuyên suốt các giải pháp đó vẫn là biện pháp an toàn cho công trình và cho người lao động yên tâm làm việc. Nhà thầu đang cố gắng hoàn thành gói thầu 3A trước tháng 10 để chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

baoxaydung

Các tin đã đăng:
© 2009 -2024An Sơn JSC. Địa chỉ: Số 460, Đường Lê Văn Việt, Khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. E-Mail: congtycpanson@gmail.com
Powered by Sacomtec Corp.bản đồ bằng gỗ 3d