Thư viện ảnh
Hinh anh cau duong tu an son
Số lượt truy cập :
Visitor
Go
TP. HCM sẽ có thêm một đường hầm và 34 cầu mới
Khởi công nâng cấp Quốc lộ 217 qua tỉnh Thanh Hóa
Khánh thành cầu Tam Bạc mới
Khởi công dự án 2004 tỷ đồng mở rộng QL1A
Cao tốc chạy nước rút để kịp thông xe
Động thổ dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội - TP. HCM
Nghệ An: Động thổ DA nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 535
Khánh thành cầu Chợ Gạo gỡ "nút thắt" cả giao thông thủy lẫn bộ
Những cây cầu độc đáo ở Đà Nẵng
Khởi công dự án mở rộng QL1A hơn 3.500 tỷ đồng
Nhật Bản cho Việt Nam vay 2,16 tỷ USD để thực hiện 12 dự án
Đà Nẵng khánh thành hai công trình kỷ lục thế giới
Kiến Trúc Xây Dựng
Phát triển “kiến trúc xanh” ở Việt Nam
28/10/2010 07:38 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

 Trong chương trình hội thảo “Biến đổi khí hậu và phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam” do Viện Goethe tổ chức tại Hà Nội gần đây, nhiều học giả với nhiều tham luận đã đi sâu vào việc phát triển đô thị đang đầy bất cập ở Việt Nam. Một trong những tham luận đáng chú ý là “Phát triển “kiến trúc xanh” ở Việt Nam” của TS.KTS Lê Thị Bích Thuận - Phó viện trưởng Viện KTQHĐT&NT (Bộ Xây dựng). XD&PL xin trích đăng tham luận trên và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


Một góc khu đô thị xanh. (Ảnh minh họa)

Tại Việt Nam hiện nay, năng lượng tiêu thụ cho khu vực các tòa nhà, đặc biệt là các công trình nhà ở và công trình công cộng cao tầng ngay từ năm 1994 đã chiếm khoảng 23-24% trên tổng số năng lượng tiêu dùng. Tỷ lệ này tăng lên rất nhiều trong thời gian gần đây khi các đô thị phát triển mạnh mẽ và nguồn vốn đầu tư nước ngoài gia tăng đáng kể. Chỉ tính riêng Hà Nội và TP.HCM đã có hàng trăm dự án các KĐT mới và rất nhiều công trình nhà ở, căn hộ cao tầng được xây dựng hoàn thiện, trong đó phần lớn đã đi vào sử dụng. Song các chủ đầu tư chưa quan tâm đến những biện pháp để tiết kiệm năng lượng cũng như chưa tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội của các biện pháp này. Còn các công trình công cộng như các tòa nhà hành chính, trường học, bệnh viện… được xây dựng trước đây đều dựa trên tiêu chuẩn thiết kế thấp, sử dụng các thiết bị lạc hậu có hiệu suất năng lượng chưa cao. Và do hạn chế của điều kiện kinh tế - xã hội, việc sử dụng năng lượng trong những công trình này kém hiệu suất, gây lãng phí.

Theo kết quả điều tra tổng quan tiềm năng tiết kiệm năng lượng do Bộ KH&CN thực hiện, những bất hợp lý trong các giải pháp thiết kế công trình, đặc biệt là phần vỏ công trình kém hiệu quả cách nhiệt và lắp đặt thiết bị đã làm thất thoát nguồn năng lượng sử dụng trong công trình xây dựng 20 - 30%. Hiện tại, chúng ta chưa xây dựng được thị trường tiêu thụ vật liệu thân thiện môi trường, chưa khích lệ tiêu dùng, đầu tư công nghệ chưa tương xứng dẫn đến năng suất thấp, chủng loại không phong phú. Kết quả là giá bán cao và người tiêu dùng không chấp nhận.

Chúng ta cũng chưa có một tính toán cụ thể và sâu sắc nào về việc “đắt - rẻ” trong sử dụng loại vật liệu này. Liệu có phải “đắt” nếu sử dụng vật liệu thân thiện môi trường mà giảm tải trọng cho công trình, thời gian thi công được rút ngắn, tốn ít xi-măng , sắt thép…và khi đi vào vận hành sử dụng lại tiết kiệm năng lượng hơn, môi trường sống tốt hơn, nhờ ngăn chặn được tối đa tình trạng bức xạ nhiệt, hiệu ứng lồng kính…? Đó chưa kể đến những yếu tố có lợi cho cả xã hội, nền kinh tế và môi trường sống, sức khỏe cho cả cộng đồng.

Trên thị trường VLXD tại các đô thị Việt Nam hiện thiếu hụt các loại vật liệu thân thiện với môi trường, trong công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc, và phát triển đô thị hoàn toàn chưa quan tâm tới vấn đề hiệu suất năng lượng của công trình xây dựng cao tầng và thương mại, chưa có những hướng dẫn và quy định cụ thể trong thẩm định cấp GPXD vì cho đến nay Việt Nam chưa có luật và văn bản dưới luật để bảo tồn và tiết kiệm năng lượng. Trong khi đó, trên thế giới mặc nhiên coi việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường để xây dựng “kiến trúc xanh” là một điều bắt buộc. Các chế tài xử lý ô nhiễm môi trường và lãng phí năng lượng trên thế giới cũng rất chặt chẽ. Trong khi đó, nhìn tổng thể, chúng ta vẫn chưa có một chế tài cụ thể nào cho việc khuyến khích các công trình được xây dựng theo mô hình “kiến trúc xanh”, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường cũng như các hướng dẫn chi tiết và đồng bộ.

Trong danh mục TCVN hiện nay, xem xét riêng các tiêu chuẩn về VLXD, chúng ta hiện có 31 tiêu chuẩn về xi măng và phụ gia xi măng, 24 tiêu chuẩn về cát sỏi, 42 tiêu chuẩn về gạch ngói, 57 tiêu chuẩn về bêtông vữa, 23 tiêu chuẩn về gỗ và gỗ xẻ, 8 tiêu chuẩn về bột màu và vecni, 4 tiêu chuẩn về gốm sứ vệ sinh, 26 tiêu chuẩn về kim loại. Đồng thời có 25 tiêu chuẩn về thủy tinh và kính trong xây dựng, 4 tiêu chuẩn về vật liệu lợp, 17 tiêu chuẩn về vật liệu chịu lửa. Các tiêu chuẩn về VLXD đã bao trùm lên hầu hết các chủng loại VLXD. Tuy nhiên, để quy hoạch và hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn về VLXD theo hướng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường hiện vẫn chưa được nghiên cứu và đặt ra đúng với vai trò của nó trong xây dựng. Trong khi đó kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy, nếu quản lý tốt khâu thiết kế xây dựng công trình theo hướng sử dụng năng lượng có hiệu quả sẽ tiết kiệm được 20 - 30% năng lượng tiêu thụ trong khu vực này.

Hiện nay chỉ mới có rất ít các tiêu chuẩn về vật liệu này đạt được các yêu cầu tiết kiệm năng lượng. Vì vậy rất cần có các cơ quan hoặc tổ chức tập trung nghiên cứu, mặc dù biết rằng kinh phí đầu tư cho công tác biên soạn một tiêu chuẩn này hoặc chi phí đầu tư xây dựng sẽ tăng cao. Khó khăn thường gặp là chúng ta thiếu thể chế để quản lý và động viên các công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm cũng như xử phạt các công trình thiết kế không đảm bảo yêu cầu tiết kiệm. Mặc dù Chính phủ đã có chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các dự án về sử dụng năng lượng có hiệu quả trong các lĩnh vực, nhưng người sử dụng vẫn loanh quanh khắc phục nắng nóng, tiếng ồn bằng những phương pháp thủ công song hết sức tốn kém như dùng quạt phun sương, điều hòa nhiệt độ, lợp mái 2 - 3 lớp mà lại thiếu những thông tin về các vật liệu tiết kiệm năng lượng có khả năng khắc phục được những nhược điểm này. Các nhà đầu tư, nhà sản xuất, cũng như người sử dụng đều chịu thiệt thòi trước mắt và lâu dài.

Số lượng các tài liệu về “kiến trúc xanh” lưu hành tại Việt Nam chưa nhiều và chưa được phổ cập rộng rãi. Đa phần các tài liệu có xuất xứ từ Châu Âu hay Bắc Mỹ, nơi chủ yếu chống lạnh, trong khi tại Việt Nam, vấn đề chống nóng và thoát ẩm phải đặt lên hàng đầu (Thực tế, đây là hai nhiệm vụ khá mâu thuẫn gây khó khăn cho người thiết kế tại Việt Nam). “Kiến trúc xanh” không có một quy tắc chung nhưng vấn đề bối cảnh địa phương phải đặt lên hàng đầu, từ đó xem xét giải pháp nào là phù hợp, ứng dụng nguyên lý thiết kế ở đâu, như thế nào… và kết quả cuối cùng là một “kiến trúc xanh” của chính chúng ta sẽ ra đời.

Trong thời gian qua đã có rất nhiều hoạt động của chính quyền, các nhà quản lý, các tư vấn, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình nhằm tiết kiệm năng lượng cho công trình và gìn giữ môi trường. Tuy nhiên hầu như các hoạt động của Việt Nam còn chưa đồng bộ, dù đã có nhiều các nghiên cứu trong lĩnh vực kiến trúc tiệm cận đến “kiến trúc xanh” theo các hướng tiếp cận khác nhau, nhưng trên thực tế, do sự nhận thức chưa đầy đủ về “kiến trúc xanh” đã dẫn đến những cách làm còn chưa triệt để, thiếu tính bền vững. Về mặt thiết kế kiến trúc, chưa phát huy được các lợi thế của điều kiện tự nhiên, các kinh nghiệm truyền thống của ông cha trong việc tạo dựng môi trường ở xứ nhiệt đới. Về mặt quản lý và sử dụng công trình chưa chú trọng toàn diện vấn đề tiết kiệm năng lượng, việc quản lý chất thải, khí thải chưa được thực hiện triệt để. Tóm lại, trước khi ứng dụng rộng rãi mô hình “kiến trúc xanh” trong tiết kiệm năng lượng, chúng ta cần có những khảo sát, chuẩn bị, nghiên cứu lý thuyết… để ứng dụng hiệu quả nhất và đặc biệt cần thiết phải đưa vào một mô hình hợp lý để năng lượng được sử dụng hiệu quả, đảm bảo môi trường phát triển bền vững tại Việt Nam.

Theo baoxaydung.com.vn

Các tin đã đăng:
© 2009 -2025An Sơn JSC. Địa chỉ: Số 460, Đường Lê Văn Việt, Khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. E-Mail: congtycpanson@gmail.com
Powered by Sacomtec Corp.bản đồ bằng gỗ 3d