Thư viện ảnh
Hinh anh cau duong tu an son
Số lượt truy cập :
Visitor
Go
TP. HCM sẽ có thêm một đường hầm và 34 cầu mới
Khởi công nâng cấp Quốc lộ 217 qua tỉnh Thanh Hóa
Khánh thành cầu Tam Bạc mới
Khởi công dự án 2004 tỷ đồng mở rộng QL1A
Cao tốc chạy nước rút để kịp thông xe
Động thổ dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội - TP. HCM
Nghệ An: Động thổ DA nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 535
Khánh thành cầu Chợ Gạo gỡ "nút thắt" cả giao thông thủy lẫn bộ
Những cây cầu độc đáo ở Đà Nẵng
Khởi công dự án mở rộng QL1A hơn 3.500 tỷ đồng
Nhật Bản cho Việt Nam vay 2,16 tỷ USD để thực hiện 12 dự án
Đà Nẵng khánh thành hai công trình kỷ lục thế giới
Dự án
Rộng đường cho PPP giao thông
02/12/2011 09:42 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Những diễn biến trong thời gian gần đây xung quanh cơ chế thí điểm PPP cho tuyến đường cao tốc Dầu Giây- Phan Thiết đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc triển khai thành công dự án này được coi như sự khởi đầu để rộng đường đầu tư PPP cho hàng loạt các công trình hạ tầng giao thông khác...

Phấn đấu khởi công 2013

Từ năm 2010, Bộ GTVT đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Đường ô tô cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết (nằm trong tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam). Đây được coi là lần đầu tiên, cơ chế triển khai một dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông theo hình thức hợp tác nhà nước- tư nhân (PPP) được đề cập một cách tương đối cụ thể.

Đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết được áp dụng thí điểm hình thtức PPP

Đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết được áp dụng thí điểm hình thức PPP

Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực XDCB giao thông, việc đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết không chỉ rút ngắn hành trình từ TP.HCM đến khu vực Nam Trung Bộ, khắc phục tình trạng ách tắc giao thông và giảm thiểu TNGT thường xuyên xảy ra trên QL1, mà còn tạo điều kiện để hình thành và phát triển các khu công nghiệp, du lịch dọc tuyến, các khu du lịch sinh thái dọc theo bờ biển của các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, đồng thời đẩy nhanh việc xây dựng và phát triển các tuyến đường vành đai 3 và 4 của TP.HCM.

Ông Nguyễn Hoằng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư (Bộ GTVT) cho biết, quy mô của Dự án đường cao tốc Dầu Giây- Phan Thiết là đường cao tốc loại A, giai đoạn hoàn chỉnh 6 làn xe, trước mắt giai đoạn 1 là 4 làn. Tổng chiều dài 98,7km, đi qua tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 16.488 tỷ đồng bao gồm cả lãi vay. Cơ chế thực hiện sẽ do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và sẽ lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Trong đó, nhà đầu tư thứ nhất là Bitexco, còn nhà đầu tư thứ hai sẽ lựa chọn thông qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế.

Cũng theo ông Hoằng, WB đang hỗ trợ Bộ GTVT triển khai dự án theo chuẩn mực quốc tế. AusAID thông qua quỹ TrustFund của WB hỗ trợ Bộ GTVT cung cấp chi phí tư vấn giao dịch pháp lý khoảng 2 triệu USD cho dự án. Hiện nay, tư vấn giao dịch dự án đã được tuyển chọn và đang xây dựng cơ chế thực hiện, cơ chế tài chính và xác định khoản hỗ trợ của nhà nước để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Thời gian hoàn tất vấn đề này dự kiến trong quý I/2012. Còn sang quý II/2012 sẽ tiến hành đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và phấn đấu đến năm 2013 sẽ khởi công.

Mở hướng PPP cho hạ tầng giao thông

Việc tích cực khởi động và sớm khởi công tuyến PPP Dầu Giây- Phan Thiết được đánh giá là bước khởi đầu cho hàng loạt các dự án PPP về hạ tầng giao thông khác để chia sẻ gánh nặng về vốn cho nhà nước. Thành công hay thất bại của PPP giao thông phụ thuộc nhiều vào kết quả triển khai Dự án Dầu Giây- Phan Thiết. Hiện nay, có 27 dự án được đề xuất thực hiện thí điểm PPP, trong đó có tới 12 dự án hạ tầng giao thông và 6 dự án xây dựng cảng (nội địa, hàng không). Mỗi năm Việt Nam cần 15-16 tỷ USD cho phát triển cơ sở hạ tầng và đây là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư PPP.

Hiện nay, cơ chế thí điểm PPP cho Dự án Dầu Giây- Phan Thiết cũng đang được xây dựng với rất nhiều hướng mở và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Theo dự thảo cơ chế thí điểm cho thấy, khoản hỗ trợ của Nhà nước sẽ chỉ được tính dựa trên các chi phí thực mà Nhà nước tham gia góp vốn vào dự án mà không tính các giá trị vô hình khác như: ưu đãi nhà đầu tư về thuế, tiền miễn giảm thuê đất, phần đóng góp để GPMB,... Khoản hỗ trợ này theo đề xuất của Bộ GTVT không thấp hơn 20% và không cao hơn 50% tổng chi phí xây dựng công trình.

Trong khi đó, với phần vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, dự thảo này chỉ yêu cầu khoảng 10% tổng mức đầu tư hoặc 20% vốn tham gia. Phần vốn vay, nhất là vốn ODA cũng được đề xuất thực hiện theo phương thức Chính phủ cho vay lại với lãi suất đúng với điều kiện gốc, cộng thêm các khoản phí phục vụ của ngân hàng.

Ngoài ra, cơ chế thí điểm cũng đề xuất cho phép nhà đầu tư được miễn nghĩa vụ bảo đảm thực hiện hợp đồng cũng như được hưởng một số đặc quyền kinh doanh khác ngoài các ưu đãi theo Quyết định 71/2010/QĐ-TTg của Chính phủ. Với những ưu đãi trên, cánh cửa cho PPP tuyến Dầu Giây- Phan Thiết được coi như đã rộng mở. Vấn đề còn lại chỉ là sự phối hợp để đi đến thống nhất những điều khoản liên quan để sớm hoàn tất các thủ tục pháp lý triển khai dự án giữa nhà đầu tư với các cơ quan chức năng.

www.giaothongvantai.com

Các tin đã đăng:
© 2009 -2024An Sơn JSC. Địa chỉ: Số 460, Đường Lê Văn Việt, Khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. E-Mail: congtycpanson@gmail.com
Powered by Sacomtec Corp.bản đồ bằng gỗ 3d