Thư viện ảnh
Hinh anh cau duong tu an son
Số lượt truy cập :
Visitor
Go
TP. HCM sẽ có thêm một đường hầm và 34 cầu mới
Khởi công nâng cấp Quốc lộ 217 qua tỉnh Thanh Hóa
Khánh thành cầu Tam Bạc mới
Khởi công dự án 2004 tỷ đồng mở rộng QL1A
Cao tốc chạy nước rút để kịp thông xe
Động thổ dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội - TP. HCM
Nghệ An: Động thổ DA nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 535
Khánh thành cầu Chợ Gạo gỡ "nút thắt" cả giao thông thủy lẫn bộ
Những cây cầu độc đáo ở Đà Nẵng
Khởi công dự án mở rộng QL1A hơn 3.500 tỷ đồng
Nhật Bản cho Việt Nam vay 2,16 tỷ USD để thực hiện 12 dự án
Đà Nẵng khánh thành hai công trình kỷ lục thế giới
Dự án
Quy hoạch TPHCM đến năm 2020
18/11/2009 07:46 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

UBND tỉnh Đồng Nai cùng các sở, ngành liên quan đã làm việc với Phân viện Quy hoạch đô thị - nông thôn miền Nam (Bộ Xây dựng) về việc công bố quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM liên quan đến địa phận Đồng Nai.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có Quyết định về việc phê duyệt quy hoạch TPHCM đến năm 2020 với tổng diện tích 30.404 km2 và bán kính ảnh hưởng từ 150-200km. Phạm vi lập quy hoạch vùng thành phố Hồ Chí Minh bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hồ Chí Minh và 7 tỉnh xung quanh gồm: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang và Đồng Nai là địa bàn quan trọng nằm trong hệ thống quy hoạch này.

Bản đồ Quy hoạch tổng thể thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

Bản đồ Quy hoạch tổng thể thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

Trong dự án quy hoạch, dự kiến quy mô đất đai xây dựng đô thị đến năm 2020 khoảng 180.000 - 210.000 ha và đến năm 2050 khoảng 250.000 - 270.000 ha. Dự kiến quy mô đất đai công nghiệp tập trung đến năm 2020 khoảng 30.000 - 40.000 ha và đến năm 2050 khoảng 50.000 - 70.000 ha.

Cấu trúc không gian các vùng đô thị - công nghiệp tập trung gồm vùng trung tâm bán kính 30 km với hạt nhân là thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị vệ tinh trực thuộc từ đường vành đai 2 vào trung tâm; vùng phụ cận từ 30 đến 50 km dọc theo tuyến vành đai số 3, phát triển mật độ thấp gắn với vùng cảnh quan sinh thái.

Ngoài ra, dự án Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh đến 2020 còn chỉ rõ các định hướng phát triển vùng công nghiệp, định hướng không gian xây dựng đô thị, hệ thống phân bố dịch vụ thương mại trong đó thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Vũng Tàu là Trung tâm dịch vụ - tài chính – thương mại quốc tế

Dự án Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh đến 2020, tầm nhìn đến năm 2050 được đánh giá có tầm cỡ Quốc gia, là dự án lớn nhất trong vấn đề quy hoạch tổng thể thành phố Hồ Chí Minh từ trước đến nay và đựơc xác định có vai trò rất quan trọng trong vấn đề phát triển kinh tế đối với cả nước.

Nằm trong dự án Quy hoạch tổng thể thành phố Hồ Chí Minh đến 2020, Đồng Nai được xác là địa bàn quan trọng với diện tích đất tự nhiên là 58.948 Km2, dân số hiện nay là 2.1 triệu người và dự báo dân số đến 2020 sẽ là 3,8 triệu người, trong đó dân số thành thị là 2,427 triệu người với tỷ lệ đô thị hoá trên 63%. Theo tầm nhìn Quy hoạch đến 2020, Đồng Nai sẽ là vùng đô thị, công nghệ kỷ thuật cao, là trung tâm dịch vụ, đào tạo - y tế, là vùng cảnh quan sinh thái rừng quốc gia.


Ông Ngô Quang Hùng, Giám đốc Phân viện Quy hoạch Đô thị-Nông thôn Miền Nam cho biết, Đồng Nai trong Quy hoạch tổng thể thành phố Hồ Chí Minh đến 2020 sẽ là cực đối trọng phía Đông thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các đô thị Dầu Dây, Long Thành, Gia Ray, Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu với đô thị Long Khánh là hạt nhân. Cùng với 4 cực khác (cực phía Đông Nam hướng về Bà Rịa – Vũng Tàu, cực phía Bắc hướng về địa phận Bình Phước, cực phía Tây Bắc lấy tây Ninh làm hạt nhân, cực Tây Nam lấy Tân An - Tiền Giang làm hạt nhân), Đồng Nai chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Theo đó, cấu trúc không gian tỉnh Đồng Nai trong bản đồ sẽ chia làm 3 vùng là: vùng đô thị công nghiệp - dịch vụ, đô thị đối trọng vùng thành phố Hồ Chí Minh và vùng cảnh quan tự nhiên.

Tại Hội nghị Công bố quy hoạch phát triển vùng TP. Hồ Chí Minh liên quan đến Đồng Nai, các đại biểu đã đưa ra nhiều kiến nghị về các công trình kết cấu hạ tầng, phát triển các tuyến vành đai liên vùng, đường cao tốc Long Thành-Dầu Dây, hệ thống đường sắt liên kết vùng, phát triển hệ thống cảng biển bằng cách ưu tiên khôi phục sông Thị Vải và xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, xây dựng mạng lưới cung cấp năng lượng, hệ thống cấp nước toàn vùng. Một vấn đề quan trọng đặt ra cho dự án quy hoạch này là phát triển không gian đô thị trung tâm thành phố Biên Hoà và các đô thị vành đai 2, 3.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Võ Văn Một, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, xây dựng dự án là một việc hết sức khó khăn và phức tạp song đi vào triển khai dự án chắc chắn còn nảy sinh rất nhiều vấn đề khác nữa, để dự án được triển khai một cách thuận lợi, đúng tiến độ, các sở, ngành cần phối hợp với các địa phương tham mưu cho UBND tỉnh những nội dung liên quan đến chính sách, quy chế thực hiện để kịp thời điều chỉnh vì đây là một dự án có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của nước ta trong những năm tới.

Các tin đã đăng:
© 2009 -2025An Sơn JSC. Địa chỉ: Số 460, Đường Lê Văn Việt, Khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. E-Mail: congtycpanson@gmail.com
Powered by Sacomtec Corp.bản đồ bằng gỗ 3d