Chương VI
CHỈ ĐỊNH THẦU
Điều 40. Các trường hợp được chỉ định thầu
Việc
áp dụng hình thức chỉ định thầu phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu
thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 20 của Luật Đấu thầu và Điều
101 của Luật Xây dựng.
Các trường hợp đặc biệt được chỉ định thầu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 101 của Luật Xây dựng, bao gồm:
1. Các trường hợp quy định tại Quyết định số 49/2007/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ;
2.
Gói thầu dịch vụ tư vấn lập, đánh giá báo cáo chiến lược, quy hoạch
trong trường hợp chủ đầu tư phải bảo đảm chứng minh được chỉ có nhà
thầu duy nhất có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu và chủ đầu tư
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
3. Gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đầu tư;
4.
Gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án đầu tư
trong trường hợp cấp bách và chủ đầu tư phải đảm bảo xác định rõ được
năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của gói thầu;
trường hợp không cấp bách thì phải tổ chức đấu thầu;
5.
Gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác
phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công
công trình;
6.
Đối với gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình
135: trường hợp cộng đồng dân cư địa phương có thể đảm nhiệm thì giao
cho người dân ở địa phương đó thực hiện; trường hợp có nhiều tổ chức
đoàn thể tại địa phương có nhu cầu tham gia thì lựa chọn tổ chức đoàn
thể đưa ra phương án thực hiện hiệu quả nhất. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình chỉ định thầu áp
dụng cho trường hợp này;
7.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các dự án trọng điểm, cấp bách
vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng theo quy định tại điểm
c khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu trên cơ sở đề nghị của các Bộ, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp nhà
nước và văn bản thẩm định về danh mục các dự án này của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư. Trên cơ sở danh mục các dự án được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan khác
ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị của
các doanh nghiệp nhà nước có dự án liên quan phê duyệt và chịu trách
nhiệm về việc chỉ định thầu các gói thầu thuộc các dự án đó theo quy
định của pháp luật về đấu thầu;
8.
Các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ
sở đề xuất của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp có dự án liên
quan và báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 41. Quy trình chỉ định thầu
1. Quy trình thực hiện chỉ định thầu đối với một gói thầu (trừ gói thầu có giá dưới 150 triệu đồng), bao gồm:
a) Lập và phát hành hồ sơ yêu cầu;
b) Chuẩn bị hồ sơ đề xuất;
c) Đánh giá, xem xét hồ sơ đề xuất và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu;
d) Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu;
đ) Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
2. Hồ sơ yêu cầu
a)
Bên mời thầu lập hồ sơ yêu cầu, đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không
cần nêu tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp; đối với gói thầu mua sắm hàng
hóa, xây lắp và gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa
chọn tổng thầu thiết kế) không cần nêu các yếu tố để xác định giá đánh
giá. Căn cứ quy mô, tính chất của từng gói thầu mà đưa ra yêu cầu cụ
thể trong hồ sơ yêu cầu song cần bảo đảm có các nội dung sau đây:
-
Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn: yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực, số
lượng chuyên gia; kinh nghiệm của nhà thầu; yêu cầu về nội dung, phạm
vi và chất lượng công việc; yêu cầu về thời gian và địa điểm thực hiện;
yêu cầu đề xuất về giá; yêu cầu về thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ đề
xuất, thời hạn hiệu lực hồ sơ đề xuất và các nội dung cần thiết khác;
-
Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu
(trừ tổng thầu thiết kế): yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực; yêu cầu về
mặt kỹ thuật như số lượng hàng hoá, phạm vi, khối lượng công việc, tiêu
chuẩn và giải pháp kỹ thuật, chất lượng công việc, thời gian thực hiện;
yêu cầu đề xuất về giá; yêu cầu về thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ đề
xuất, thời hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất và các nội dung cần thiết
khác; không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu.
Việc đánh giá các yêu cầu về mặt kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chí "đạt", "không đạt" và được thể hiện trong hồ sơ yêu cầu.
b)
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ yêu cầu theo quy định tại
khoản 2 Điều 2 Nghị định này để bên mời thầu gửi cho nhà thầu được đề
nghị chỉ định thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất.
3. Hồ sơ đề xuất
Nhà
thầu được đề nghị chỉ định thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất trên cơ sở hồ sơ
yêu cầu, bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính, thương
nại.
4. Đánh giá, xem xét hồ sơ đề xuất và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu
a)
Bên mời thầu tiến hành đánh giá hồ sơ đề xuất của nhà thầu và đàm phán
về các đề xuất của nhà thầu theo yêu cầu trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá
trình đánh giá, bên mời thầu có thể mời nhà thầu đến thương thảo, giải
thích, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết
của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu
về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và
biện pháp tổ chức thi công của hồ sơ yêu cầu;
b) Nhà thầu được đề nghị trúng chỉ định thầu khi hồ sơ đề xuất đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ năng lực và kinh nghiệm theo hồ sơ yêu cầu;
- Có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá;
- Có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán (giá gói thầu) được duyệt cho gói thầu.
5. Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu
a)
Trên cơ sở báo cáo kết quả chỉ định thầu, báo cáo thẩm định, người
quyết định đầu tư phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt kết quả chỉ định
thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu từ 500 triệu đồng
trở lên, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng
thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) có giá gói
thầu từ 1 tỷ đồng trở lên; chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu
gói thầu dịch vụ tư vấn có giá dưới 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm
hàng hoá, xây lắp có giá gói thầu dưới 1 tỷ đồng đối với các gói thầu
thuộc dự án quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 1 của Luật Đấu thầu;
b)
Đối với gói thầu thực hiện chỉ định thầu thuộc dự án quy định tại điểm
c khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu, chủ đầu tư trình báo cáo kết quả
chỉ định thầu lên người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền theo quy
định tại khoản 7 Điều 40 Nghị định này.
6. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
Trên
cơ sở quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, bên mời thầu tiến
hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu
để chủ đầu tư ký kết hợp đồng.
7.
Đối với các gói thầu thuộc trường hợp sự cố bất khả kháng do thiên tai,
địch họa, sự cố cần khắc phục ngay theo quy định tại điểm a khoản 1
Điều 20 của Luật Đấu thầu thì việc chỉ định thầu không phải thực hiện
theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này nhưng sau không quá 15
ngày, kể từ ngày chỉ định thầu, chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách
nhiệm quản lý công trình, tài sản đó và nhà thầu phải tiến hành các thủ
tục xác định khối lượng và giá trị công việc để hai bên ký kết hợp đồng
làm cơ sở cho việc thực hiện và thanh toán.
8.
Trường hợp được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu
được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì tổ chức được giao
nhiệm vụ chuẩn bị dự án tiến hành việc lập và phê duyệt dự toán theo
quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật Đấu thầu. Trong trường hợp này,
dự toán là giá trị tương ứng với khối lượng công việc được người đứng
đầu cơ quan chuẩn bị dự án phê duyệt.
9.
Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng,
gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp có giá gói thầu dưới 1 tỷ đồng thuộc
dự án cải tạo, sửa chữa lớn của doanh nghiệp nhà nước quy định tại
khoản 3 Điều 1 của Luật Đấu thầu được áp dụng chỉ định thầu khi thấy
cần thiết nhưng phải bảo đảm quy trình chỉ định thầu quy định từ khoản
1 đến khoản 6 Điều này, trừ trường hợp nêu tại khoản 10 Điều này.
10.
Đối với các gói thầu có giá gói thầu dưới 150 triệu đồng, khi áp dụng
hình thức chỉ định thầu cần thực hiện theo trình tự sau đây:
a)
Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc và giá gói thầu
được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng
cho nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao
gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian
thực hiện, chất lượng công việc, dịch vụ, hàng hoá cần đạt được và giá
trị tương ứng;
b)
Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ
định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để ký
kết hợp đồng;
c)
Sau khi thương thảo, hoàn thiện hợp đồng xong, bên mời thầu trình chủ
đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu.