An Sơn JSC

Phần 1: 10 đập nước lớn nhất trên thế giới

Các con đập chứa nước hiện nay đóng một vai trò rất cần thiết trong cuộc sống con người. Chúng được sử dụng cho việc điều tiết lượng nước tưới trong ngành nông nghiệp và làm quay tuôc bin giúp chạy máy phát điện, đồng thời cũng là một điểm du lịch thu hút nhiều du khách đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của những đập nước này.

10. Đập nước Oahe, phía Nam bang Dakota, Hoa Kỳ (dung tích 29 tỷ m3)


Đập nước Oahe là một con đập lớn nằm dọc theo sông Missouri, thuộc phía Bắc của vùng Pierre, Nam Dakota ở Hoa Kỳ. Đập nước này đã hình thành nên khu hồ Oahe, là hồ chứa nước nhân tạo lớn thứ tư tại Hoa Kỳ, trải dài hơn 231 dặm (372 km) theo dòng chảy của sông Missouri hướng đến vùng Bismarck thuộc Bắc Dakota. Nhà máy thủy điện được xây dựng tại lưu vực con đập cung cấp điện cho nhiều nơi ở miền Bắc và miền trung Hoa Kỳ. Công trình từ khi hoàn thành đã giúp kiểm soát được những đợt lũ lụt, tạo ra nguồn năng lượng thủy điện, điều tiết tưới tiêu và đồng thời hưởng các lợi ích kinh tế do ngành hàng hải mang lại, mà theo ước tính của Corps of Engineers thì mức lợi nhuận hàng năm là 150 triệu USD.

9. Đập nước Guri (Raúl Leoni), Venezuela (dung tích 135 tỷ m3)


Đập Guri là một đập nước lớn ở bang Bolívar, Venezuela trên dòng sông Caroni, có chiều dài 1,300m và cao 162m. Công trình này được bắt đầu xây dựng vào năm 1963, giai đoạn đầu được hoàn thành vào năm 1978 và kết thúc giai đoạn thứ hai trong năm 1986. Nhà máy thủy điện Guri được xây dựng trong khu vực hẻm núi đá Necuima, nằm về phía trên cách cửa sông Caroní thuộc vùng Orinoco 100km. Tại đây có 2 phòng máy với 10 tổ máy phát điện tại mỗi phòng, sản xuất ra tổng cộng 87 tỷ Kwh điện hàng năm. Cho đến năm 2009, đây là nhà máy thủy điện lớn thứ ba trên thế giới, với công suất thiết kế đạt 10,200 MW.

8. Đập nước Yacyretá-Apipe, vùng biên giới giữa Paraguay và Argentina


Đập nước này được xây dựng trên những dòng thác nước Yacyreta-Apipe thuộc lưu vực sông Paraná, nằm giữa khu vực tỉnh Corrientes của Argentina và một phần vùng Misiones của Paraguay. Toàn bộ con đập có chiều dài 808m và trang thiết bị được lắp đặt tại đây hình thành nên khu nhà máy thủy điện có công suất thiết kế tối đa đạt 4,050MW, với sản lượng điện hàng năm ở mức cực đại là 19,080 GWh và tốc độ dòng chảy tối đa của lưu lượng nước qua đập là 55,000 m3/giây.

7. Đập nước Atatürk, Thổ Nhĩ Kỳ (dung tích 48.7 tỷ m3)


Đập nước Atatürk là một tổ hợp công trình đập đá nén với một điểm lõi trung tâm nằm trên sông Euphrates thuộc biên giới của tỉnh Adyaman và vùng Đông Nam tỉnh Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ. Được xây dựng với mục đích vừa để tạo ra nguồn năng lượng điện và cũng là để điều tiết lượng nước tưới cho vùng đồng bằng trong khu vực hoạt động của đập nước. Việc xây dựng được bắt đầu vào năm 1983 và hoàn thành trong năm 1990, với chiều cao đắp đập là 169m và có chiều dài 1,820m. Nhà máy thủy điện Atatürk có tổng công suất lắp đặt là 2,400 MW và tạo ra sản lượng điện hàng năm đạt mức 8,900 GWh.

6. Đập nước Tucurui, Brazil (dung tích 45 tỷ m3)


Tucurui là một đập thủy điện trên sông Tocantins nằm ở tỉnh Tucurui thuộc Brazil. Tên gọi "Tucurui" được lấy theo tên của một thành phố nhỏ đã từng tồn tại gần địa điểm xây dựng, hiện nay cũng có một thành phố cùng tên nằm về phía hạ lưu của con đập. Tổng công suất lắp đặt của nhà máy điện tại đây là 8,370 MW, với 24 tổ máy phát điện. Hệ thống đập tràn Tucuruí đã từng là công trình có công suất xả lớn nhất thế giới với lưu lượng dòng chảy 120,000 m3/s, cho đến khi nó bị qua mặt trong năm 2008 bởi hệ thống đập Tam Điệp tại Trung Quốc với lưu lượng xả tối đa lên tới 120,600m3/s. 

DiaOcOnline


� 2009 -2024  An Sơn JSC | Homepage