An Sơn JSC

Các bước thực hiện bài toán tường chắn trong plaxis

  • Dùng chính các phần tử đất (loại tam giác) để thiết lập sơ đồ hình học, sau đó thay thế các đặc trưng cơ lý của phần tử này bằng đặc trưng cơ lý của loại vật liệu sử dụng làm tường chắn. Không nên dùng phần tử dầm vì tường trọng lực làm việc chủ yếu bằng trọng lượng bản thân (kích thước hình học khá lớn). Vì vậy khi tính tường trọng lực quan tâm chính là chuyển dịch của tường còn phần chịu lực thì phần lớn là đạt yêu cầu. Phần tử beam trong Plaxis chủ yếu dùng cho các cấu kiện chịu uốn như tường cừ Larsen hay tường chắn đất bê tông cốt thép (là các cấu kiện có độ mảnh).
  • Nếu có xét sự tương tác giữa kết cấu và đất bạn dùng phần tử tiếp xúc .
  • Phát sinh các điều kiện biên .
  • Gán đặc trưng cho lớp đất và cho kết cấu tường chắn ( với tường chắn bạn cần khai báo E : mô đun đàn hồi ; I : Mô men quán tính ; A: diện tích mặt cắt ngang kết cầu tường để tính EI : khả năng chống uốn EA: khả năng chịu lực dọc .
  • Với mô hình đất nếu bạn chọn mô hình MC là ok rồi .
  • Phát sinh mắt lưới 2D .
  • Phát sinh các điều kiện ban đầu như cao độ mực nước ngầm , trọng lượng bản thân đất .
  • Lập các giai đoạn tính toán ( tính theo C,φ để kiểm hệ số an toàn ).
  • Chọn một vài điểm cần xem kết quả .
  • Tính toán và xem kết quả qua đồ thị ......

Chú ý:

  • Việc lựa chọn chiều sâu chôn tường trong Plaxis phải dùng phương pháp thử dần nhưng có thể tính sơ bộ hoặc lấy chiều sâu chôn theo kinh nghiệm để rút ngắn quá trình thử và tìm ra độ sâu chôn tối ưu.
  • Có thể sử dụng Plaxis để đánh giá ổn định của hố móng sâu khi chưa sử dụng tường chắn bằng cách xem xét biến dạng của hố móng khi đào mà chưa có tường chắn (thường nếu bị phá hoại thì Plaxis sẽ đặt giá trị False cho giai đoạn đào này và có thông báo lỗi là đất nền bị collapse) hoặc có thể sử dụng chức năng phi-c reduce để đánh giá hệ số ổn định hố móng sâu khi chưa có tường chắn.


� 2009 -2024  An Sơn JSC | Homepage