UBND TP.HCM vừa gửi văn bản đề nghị bộ Kế hoạch và đầu tư, đăng
ký bổ sung 20 dự án vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào TP.HCM
năm 2010.
Trong
đó, có ba tuyến metro, gồm tuyến metro 3a dài 12,14km, hướng tuyến Bến
Thành – Tân Kiên, Bình Chánh; tuyến metro 3b dài 11,5km, hướng tuyến Bến
Thành – Hiệp Bình Phước, Thủ Đức; tuyến metro số 4 giai đoạn một dài
24km, hướng tuyến cầu Bến Cát, quận 12 – Nguyễn Văn Linh; tuyến metro số
4 giai đoạn hai dài 24km, hướng tuyến Nguyễn Văn Linh – khu công nghiệp
cảng Hiệp Phước; tuyến metro số 6 dài 6km, hướng tuyến Âu Cơ – Luỹ Bán
Bích – Tân Hoá.
|
Sơ đồ hệ
thống đường sắt đô thị tại TP.HCM. Đồ hoạ: Q.V |
Cùng với ba tuyến metro
3, 4, 6 kể trên đang trong quá trình hoàn thiện lập dự án đầu tư, kêu
gọi đầu tư, thì hiện tại TP.HCM đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng các
tuyến metro số 1, 2 và tuyến số 5. Và dự kiến đến đầu năm 2015 tuyến
metro đầu tiên của thành phố sẽ đi vào hoạt động.
Cụ thể, theo kế hoạch
tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, dài 19,7km, đi qua các quận 1,
2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP.HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Tuyến
này dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014 và đưa vào chạy thử trước đó
sáu tháng, đến đầu năm 2015 sẽ chính thức khánh thành, đưa vào khai
thác. Theo ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM, sau khi đưa vào sử dụng,
tuyến metro số 1 sẽ trở thành xương sống trong vận chuyển hành khách
công cộng của TP.HCM, với khoảng 526.000 khách/ngày. Việc triển khai xây
dựng tuyến đường sắt đô thị này sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển
các đô thị dọc tuyến trên địa bàn các quận 2, 9, Thủ Đức của TP.HCM và
huyện Dĩ An của tỉnh Bình Dương.
Ở tuyến metro số 2 dài
19km, có điểm đầu tại Thủ Thiêm (quận 2), điểm cuối ở An Sương (quận
12), được đầu tư làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu có tổng chiều dài
khoảng 12km, khởi đầu từ ga trung tâm Bến Thành chạy ngầm theo đường
Phạm Hồng Thái – Cách Mạng Tháng Tám – Trường Chinh và đến depot Tham
Lương (quận 12). Giai đoạn 2, từ Tham Lương tuyến sẽ kéo dài đến An
Sương (quận 12) và từ Bến Thành sẽ đi ngầm qua sông Sài Gòn để đến Thủ
Thiêm (quận 2). Tuyến này hiện đã được ba ngân hàng hợp vốn tài trợ là
ngân hàng Tái thiết Đức, ngân hàng Đầu tư châu Âu và ngân hàng Phát
triển châu Á, tổng cộng khoảng 500 triệu euro. Dự kiến, đến năm 2016 sẽ
khai thác tuyến metro số 2, sau một năm so với tuyến số 1.
Đặc biệt, tuyến metro số 5
từ cầu Sài Gòn đến bến xe Cần Giuộc dài 17km là tuyến thứ ba đã có cơ
hội tiếp cận về nguồn vốn đầu tư. Vào ngày 15.12.2009, đại diện Chính
phủ Việt Nam và Chính phủ Tây Ban Nha đã ký Bản ghi nhớ về khoản tài trợ
500 triệu euro để thực hiện một tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, dự
kiến là tuyến metro số 5.
Tháng
8.2010 khởi công tuyến xe điện đầu tiên
Tuyến xe điện đầu tiên ở
TP.HCM chạy theo hướng tuyến Sài Gòn – Chợ Lớn – bến xe Miền Tây, với
chiều dài 12,2km, nối trung tâm quận 1 với các quận 5, 6, Bình Tân. Tổng
vốn đầu tư khoảng 4.000 tỉ đồng, do liên danh công ty TNHH XDTM Thanh
Danh, công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ và công ty Titanium Management
(Malaysia) đầu tư theo hình thức BOT. Dự kiến khởi công vào tháng 8.2010
và hoàn thành trong năm 2012.
Điểm xuất phát tại bến
Bạch Đằng (đoạn công trường Mê Linh) đi men theo sông Sài Gòn vượt nóc
hầm dìm Thủ Thiêm rồi rẽ vào đại lộ Đông Tây và đi dọc bờ kênh Bến Nghé –
Tàu Hũ, đến đoạn cầu Lò Gốm chuyển sang đường Lý Chiêu Hoàng nối vào
đường D2 và đi tiếp kết thúc tại bến xe Miền Tây. Trên toàn tuyến có sáu
nhà ga chính kết hợp với các trung tâm thương mại lớn, gồm công trường
Mê Linh (quận 1), Nguyễn Văn Cừ (quận 5), Đại Thế Giới, Bình Tây, Lò Gốm
(quận 6) và ga cuối bến xe Miền Tây (quận Bình Tân). Sẽ có 15 đoàn xe
điện đưa vào khai thác. Mỗi đoàn xe dài khoảng 32m (gồm bốn toa), chiều
rộng 2,2m, chiều cao 2,89m. Ngoài ra, trên tuyến còn khoảng 17 trạm dừng
khác đón trả khách. |