An Sơn JSC

Những công trình kiến trúc đẹp của Đà Lạt

Ngoài các kiến trúc Pháp nổi tiếng được nhiều người biết đến, thì ở Đà Lạt vẫn còn những nơi mà các du khách chưa có dịp khám phá như Nhà Thủy Tạ, Trưởng Cao đẳng sư phạm Đà Lạt,...

1. Nhà Thủy Tạ

Khởi nguyên là những túp lều nhỏ trên một bán đảo giữa hồ Xuân Hương để du khách nghỉ chân. Sau đó, kiến trúc thành câu lạc bộ thể thao dưới nước, rồi trở thành quán nước nhỏ. Hiện nay, trên bán đảo là nhà hàng Thuỷ Tạ được thiết kế hiện đại, sang trọng với tông màu trắng nổi bật trên màu xanh của nước, của hàng thông ven hồ.

Ngắm 8 kiến trúc ít được biết đến của Đà Lạt

2. Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt

Được xây dựng từ năm 1935 để làm trường trung học (Lycée Yersin). Trường gồm khối lớp học “uốn mình” theo một đường cung tròn mềm mại ôm lấy khoảng sân khá rộng và một tháp chuông lợp ngói thạch bản vút lên cao 54m. Nơi đây như một dấu ấn mạnh mẽ hình cây bút vươn cao giữa rặng thông xanh, soi bóng xuống mặt hồ Xuân Hương thơ mộng và những công trình phụ đối xứng. Màu gạch cùng thiết kế ấn tượng của nơi này đã khiến bao du khách say mê, cũng như khiến bao học sinh, sinh viên ao ước được học tại trường.

Ngắm 8 kiến trúc ít được biết đến của Đà Lạt

3. Bản đồ Đà Lạt

Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt giáp với Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt và cách nhà ga xe lửa không xa. Công trình được xây dựng từ năm 1939 và hoàn thành năm 1943. Vòm cong của cầu đá kết hợp với đường cong nhẹ nhàng của con đường trải nhựa tạo ra một nét duyên riêng. Thiết kế bên trong của tòa nhà khá đặc sắc nhưng do tính chất của công việc, tòa nhà không mở cửa cho du khách vào thăm quan.

Ngắm 8 kiến trúc ít được biết đến của Đà Lạt

4. Nhà ga xe lửa Đà Lạt

Đập ngay vào mắt người thưởng thức là 3 chóp mái tiếp nối liền nhau chạy suốt từ đỉnh xuống bờ mái đón ở lối vào sảnh chính. Phía dưới của chóp mái có gắn nổi dòng chữ DALAT khá lớn. Tất cả các chi tiết trang trí đều thực sự đơn giản, toát lên vẻ hiện đại của tổng thể công trình. Toàn bộ khối nhà tạo cho ta sự liên tưởng tới những đỉnh núi nhấp nhô của vùng đất cao nguyên. Hiện nay ga chỉ phục vụ một chuyến đi dài khoảng 7km, từ ga đến Trại Mát.

Ngắm 8 kiến trúc ít được biết đến của Đà Lạt

5. Trường Đại học Đà Lạt

Trường Đại học Đà Lạt rộng hơn 30 ha với hơn 40 công trình lớn nhỏ ẩn mình bên cạnh những con đường uốn lượn dưới hàng thông, kế bên những con dốc thoai thoải rất Đà Lạt. Cổng vào trường khá ấn tượng với hàng thông xanh ngát, những thảm có trải dài, hòn non bộ thơ mộng.

Ngắm 8 kiến trúc ít được biết đến của Đà Lạt

6. Viện Sinh học Tây Nguyên

Phân Viện Sinh học nằm trên đỉnh đồi Tùng Lâm cao 1.548m, giữa khu rừng thông cách trung tâm thành phố Dalat gần 10km trên đường đi Suối Vàng. Toà nhà bằng đá có nhiều cửa sổ thật tĩnh lặng giữa rừng thông mà nổi bật ở mặt tiền là cây thập giá với hai dòng chữ bằng tiếng Latin: ”Copiosa Apud Eum Pedemptio”, có nghĩa: “Ơn cứu độ chan chứa nơi Ngài". Phân Viện Sinh học còn hoạt động như một bảo tàng nhằm giới thiệu những loài đặc hữu tại Tây Nguyên và Lâm Đồng gồm bảo tàng động vật và vườn thực vật phục vụ tham quan và du lịch.

Ngắm 8 kiến trúc ít được biết đến của Đà Lạt

7. Khách sạn Du lịch Công đoàn

Được xây dựng từ năm 1936. Ngày trước, đây là biệt thự của bác sỹ Lemoine, nằm trên một ngọn đồi cạnh hồ Xuân Hương, có diện tích hơn 15 ha. Sau đó bác sỹ Sohier thành lập một dưỡng đường tư. Kiến trúc mang dáng dấp vùng Bretagne với sự phô diễn các khối tường đầu hồi tam giác vững chắc và mạnh mẽ. Cảnh quan khu vực rất yên tĩnh, thơ mộng với rừng thông trải tầm nhìn về mặt nước hồ Xuân Hương và toàn cảnh trung tâm thành phố xa xa.

Ngắm 8 kiến trúc ít được biết đến của Đà Lạt

8. Chi cục thuế

Nằm ở góc đường Hà Huy Tập – Trần Phú, là một trong những công trình có mặt sớm ở Đà Lạt. Tầng hầm được xây kiên cố để làm kho an toàn chứa tiền bạc. Kiến trúc điển hình kiểu vùng Normandie: khung sườn gỗ sơn màu sẫm, xây tường lấp bằng gạch quét vôi màu nhạt, mái lợp ngói, có mái nhỏ bẻ góc... Tất nhiên, là cơ quan nhà nước nên nơi đây không thể cho du khách vào tham quan.

Ngắm 8 kiến trúc ít được biết đến của Đà Lạt

Theo Bưu Điện Việt Nam


� 2009 -2025  An Sơn JSC | Homepage