Cọc khoan nhồi là một trong những
giải pháp móng được áp dụng rộng rãi trong xây dựng nhà cao tầng ở trên
thế giới và ở Việt Nam. Chúng thường được thiết kế để mang tải lớn nên
chất lượng của cọc luôn luôn là vấn đề được quan tâm nhất. Khâu quan
trọng nhất để quyết định chất lượng của cọc là khâu thi công, nó bao gồm
cả kỹ thuật, thiết bị, năng lực của đơn vị thi công, sự nghiêm túc thực
hiên qui trình công nghệ chặt chẽ, kinh nghiệm xử lý khi gặp các trường
hợp cụ thể. Ở phần này chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết quá trình thi
công cọc khoan nhồi và một số kinh nghiệm với mục đích cung cấp cho các
kỹ sư thi công một số kiến thức và kinh nghiệm ban đầu của công nghệ
này.
Đặc điểm công nghệ và các thiết bị thiết bị thi công cọc khoan
nhồi:
Trên thế giới có rất nhiều công nghệ và các loại thiết bị thi
công cọc khoan nhồi khác nhau. Ở Việt nam hiện nay chủ yếu là sử dụng 3
phương pháp khoan cọc nhồi với các loại thiết bị và quy trình khoan khác
nhau như sau:
* Phương pháp khoan thổi rửa. (còn gọi là
phương pháp khoan phản tuần hoàn).
* Phương pháp khoan dùng ống
vách.
* Phương pháp khoan gầu trong dung dịch bentonite.
A. Phương pháp khoan thổi rửa (hay phản tuần hoàn):
Xuất hiện đã lâu và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Tại
Việt Nam một số đơn vị xây dựng liên doanh với Trung Quốc vẫn sử dụng
trong công nghệ khoan này. Máy đào sử dụng guồng xoắn để phá đất. dung
dịch bentonite được bơm xuống để giữ vách hố đào. Mùn khoan và dung dịch
được máy bơm và máy nén khí đẩy từ đáy hố khoan lên đưa vào bể lắng.
Lọc tách đung dịch bentonite cho quay lại và mùn khoan ướt được bơm vào
xe téc và vận chuyển ra khỏi công trường. Công việc đặt cốt thép và đổ
bê tông tiến hành bình thường.
- Ưu điểm: giá thiết bị rẻ. thi công
đơn giản, giá thành hạ.
- Nhược điểm: Khoan chậm chất lượng và độ
tin cậy chưa cao.
B. Phương pháp khoan dùng ống vách:
Xuất hiện từ trập niên 60~70 của thế kỷ này ống vách được hạ xuống và
nâng lên bằng cách vừa xoay vừa rung. Trong phương pháp này không cần
dùng đến dung dịch bentonite để giữ vách hố khoan. Đất trong lòng ống
vách được lấy ra bằng gầu ngoạm.
Việc đặt cốt thép và đổ bê tông
được tiến hành hình thường.
- Ưu điểm của phương pháp này là: không
cần đến dung dịch benlonitc, công trường sạch, chất lượng cọc đảm bảo.
- Nhược điểm của phương pháp này là khó làm được cọc đến 30m, máy cồng
kềnh, khi làm việc gây chấn động rung lớn, khó sử dụng cho việc xây chen
trong thành phố.
C. Phương pháp khoan gầu:
Trong
công nghệ khoan này gầu khoan thường ở dạng thùng xoay cắt đất và đưa ra
ngoài, cần gầu khoan có dạng ăng ten thường là 3 đoạn truyền được
chuyển động xoay từ máy dài xuống gầu đào nhờ hệ thống rãnh. Vách hố
khoan được giữ ổn định bằng dung địch betonite. Quá trình tạo lỗ được
thực hiện trong dung dịch sét bentonite.
Dung dịch sét bentonite
được thu hồi lọc và tái sử dụng vừa đảm bảo vệ sinh và giảm khối lượng
chuyên chở. Trong quá trình khoan có thể thay các đầu đào khác nhau để
phù hợp với nền đất và có thể vượt qua các dị vật trong lòng đất. Việc
đặt cốt thép và đổ bê tông được tiến hành trong dung dịch bentonite. Các
thiết bị đào thông dụng ở Việt Nam là Bauer (Đức), Soil-Mec (Italia) và
Hitachi (Nhật Bản).
- Ưu điểm: thi công nhanh, việc kiểm tra chất
lượng thuận tiện rõ ràng, bảo đảm vệ sinh môi trường. Ít ảnh hưởng đến
công trình xung quanh.
- Nhược điểm: thiết bị chuyên dụng, giá đắt,
giá thành cọc cao, quy trình công nghệ phải tuân thủ chặt chẽ, đòi hỏi
cán bộ kỹ thuật và công nhân phải lành nghề và có ý thức công nghiệp và
kỷ luật cao.
Do phương pháp này khoan nhanh hơn và chất lượng đảm
bảo hơn nên ở Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng phương pháp khoan này.
còn tiếp
Một vài ý kiến:
- Với
việc hiểu được các phương pháp thi công từ bài trên. Người cán bộ dự
toán có thể áp dụng được các mã đơn giá, mã hiệu định mức rất rõ ràng.
Không còn tình trạng rất hay gặp trong các hồ sơ dự toán: Sử dụng phương
pháp khoan dùng ống vách, nhưng vẫn có đầu việc Sử dụng dung dịch
bentonite chống sụt thành hố khoan.
- Xem qua phân tích nhược điểm
nói trên, căn cứ vào điều kiện cụ thể của công trình (về địa chất, về
khả năng huy động thiết bị, lượng chi phí...) có thể chọn phương pháp
thi công từ đó đơn giá tương ứng trong bản dự toán.
- Dung dịch
betonite trong các phương pháp được sử dụng tuần hoàn (lọc tách sử dụng
lại), mùn khoan tách ra được chở đi. Hiểu được vấn đề này việc áp dụng
đơn giá cho 2 công tác này sẽ rõ ràng.
- Phương pháp dùng ống vách,
ống được hạ xuống và nâng lên, chấn động rung lớn, tính chi phí hao phí
ống vách là rất cần thiết.
- Định mức dùng để xác định chi phí (giá)
cho công tác khoan cọc nhồi trong tập ĐM dự toán XDCT phần xây dựng số
1776/BXD-VP có mã hiệu AC.3000 cho 2 phương pháp:
+ AC.31000 Khoan
tạo lỗ bằng phương pháp khoan có ống vách (không sử dụng dung dịch
khoan)
+ AC.32000 Khoan tạo lỗ bằng phương pháp khoan xoay phản tuần
hoàn (có sử dụng dung dịch khoan).
Theo giaxaydung.vn