An Sơn JSC

TP.HCM: Hơn 150.000 tỉ đồng xây đường vành đai 3, vành đai 4

Ban quản lý dự án Mỹ Thuận vừa báo cáo lên bộ Giao thông vận tải về việc thực hiện dự án xây dựng đường vành đai 3 và đường vành đai 4 của TP.HCM. Theo đó, đường vành đai 3 sẽ có tổng chiều dài 89,3km đi qua địa phận: TP.HCM (48,9km); Đồng Nai (11,6km); Bình Dương (23,4km); Long An (5,4km).

Điểm đầu tuyến tại Nhơn Trạch (giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành tại km 38+500), băng qua sông Đồng Nai tại cầu Nhơn Trạch, đến ngã ba Tân Vạn (quốc lộ 1A) rồi tới ngã ba An Sơn – đi Hương lộ 9 - vượt sông Sài Gòn (cách cảng Bà Lụa 500m về hạ lưu) - khu công nghiệp Tân Hiệp - điểm cuối tại km12+100 trên đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương.

Sơ đồ hướng tuyến đường vành đai 3, 4 TP.HCM.










Đường sẽ được thiết kế với vận tốc 80 -100km/giờ, quy mô mặt cắt ngang 6-8 làn xe. Thời gian thực hiện từ năm 2011 đến năm 2020. Dự kiến, tổng vốn đầu tư vào khoảng 55.805 tỉ đồng.

Đường vành đai 4 có tổng chiều dài 196,5km đi qua địa phận: TP.HCM (20,3km); Bà Rịa – Vũng Tàu (17,3km); Đồng Nai (46,9km); Bình Dương (44km) và Long An (68km).

Hướng tuyến đường vành đai 4 bắt đầu từ khu đô thị Phú Mỹ (giao với cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu) ra quốc lộ 1A (Trảng Bom) - băng qua sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên – Bến Cát – cầu Phú Thuận (qua sông Sài Gòn) - Củ Chi – Hòa Khánh – Bến Lức (cao tốc TP.HCM – Trung Lương) – khu công nghiệp Long Hiệp (quốc lộ 1A) – quốc lộ 50 – điểm cuối là tại cảng Hiệp Phước.

Vành đai 4 sẽ là đường cao tốc đô thị, với vận tốc thiết kế 80 -100km/giờ, quy mô mặt cắt ngang 6 - 8 làn xe. Tổng mức đầu tư dự kiến lên đến 98.537 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2011 – 2020.

SGTT


� 2009 -2024  An Sơn JSC | Homepage